|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 34(1)
, Tháng 1/2023, Trang 103-118
|
|
Lãnh đạo chuyển đổi, năng lực đổi mới và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp |
|
Bui Quang Hung & Trinh Thuy Anh & Nguyen Ngoc Thong |
DOI: 10.24311/jabes/2024.34.1
Tóm tắt
Bài báo này trình bày những kết quả của nghiên cứu về tác động của lãnh đạo chuyển đổi đến năng lực đổi mới và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) và phân tích tập mờ áp dụng trong phân tích so sánh (fsQCA) là các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài viết này. Có 212 giám đốc và lãnh đạo cấp cao của các công ty sản xuất và dịch vụ từ thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương đã trả lời bảng câu hỏi khảo sát. Nghiên cứu cho thấy rằng lãnh đạo chuyển đổi có ảnh hưởng tích cực đến năng lực đổi mới và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Ngoài ra, kết quả fsQCA chứng minh rằng sự kết hợp của các thành phần năng lực đổi mới tạo ra các điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
Từ khóa
lãnh đạo chuyển đổi, năng lực đổi mới, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
|
Download
|
|
Nghiên cứu khám phá về chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam trong khu vực xuất nhập khẩu
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam trong tương lai gắn liền với khả năng chuyển đổi số của nền kinh tế, trong đó, khả năng chuyển đổi số của khu vực xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ số tại các đơn vị xuất nhập khẩu hiện còn gặp nhiều trở ngại và cần có những chính sách phù hợp để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh chuyển đổi công nghệ số trong khu vực này. Dữ liệu được thu thập qua các phỏng vấn sâu với các nhà quản trị tại mười đơn vị xuất nhập khẩu Việt Nam. Kết quả chỉ ra những yếu tố thúc đẩy chuyển đổi số tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam và những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của họ. Từ đó, các giải pháp tại nhiều cấp độ được đề nghị để có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số hiệu quả cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam.
Download
Vai trò trung gian của khai thác kiến thức số trong nâng cao lợi thế cạnh tranh bền vững: Trường hợp của các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu xem xét vai trò trung gian của khai thác kiến thức số giữa năng lực số và lợi thế cạnh tranh bền vững, đánh giá tác động của lãnh đạo số tại các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ (Small and Medium-sized Manufacturing Enterprises ‒ SMES) Việt Nam. Phương pháp định lượng với mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất (Partial Least Squares Structural Equation Modeling ‒ PLS-SEM) được sử dụng để phân tích 398 phản hồi của doanh nghiệp. Kết quả cho thấy năng lực số tác động tích cực đến khai thác kiến thức số, qua đó trung gian tăng cường lợi thế cạnh tranh bền vững. Lãnh đạo số ảnh hưởng tích cực đến khai thác kiến thức số, nhưng không tác động trực tiếp đến năng lực số và lợi thế cạnh tranh bền vững. Từ đây, nghiên cứu đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh bền vững cho SMEs sản xuất Việt Nam thông qua tăng cường năng lực số và khai thác kiến thức số, nhấn mạnh vai trò hỗ trợ của lãnh đạo số.
<br><br>Abstract <br>
The study examines the mediating role of digital knowledge exploitation between digital capabilities and sustainable competitive advantage while assessing digital leadership’s impact on Vietnamese small and medium-sized manufacturing enterprises (SMEs). Using a quantitative method with partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM) to analyze 398 responses, the study shows digital capabilities positively influence digital knowledge exploitation, which in turn enhances sustainable competitive advantage. Digital leadership positively affects digital knowledge exploitation but does not directly impact digital capabilities and sustainable competitive advantage. Based on these findings, managerial implications are proposed to enhance sustainable competitive advantages for Vietnamese manufacturing SMEs through advancing digital capabilities and knowledge exploitation, emphasizing digital leadership’s supporting role.
Download
Tính minh bạch thương hiệu và hành vi mua sản phẩm bền vững: góc nhìn từ động lực xanh và giá trị cảm xúc
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của tính minh bạch thương hiệu lên ý định mua sản phẩm bền vững của người tiêu dùng, đồng thời làm rõ vai trò trung gian của động lực xanh ngoại sinh và giá trị cảm xúc. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng thông qua khảo sát người tiêu dùng, với 357 mẫu hợp lệ được phân tích bằng mô hình phương trình cấu trúc bình phương tối thiểu từng phần (PLS-SEM). Kết quả cho thấy tính minh bạch thương hiệu có ảnh hưởng tích cực lên ý định mua sản phẩm bền vững, động lực xanh ngoại sinh và giá trị cảm xúc. Hơn nữa, động lực xanh ngoại sinh đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ này, trong khi giá trị cảm xúc không thể hiện vai trò trung gian có ý nghĩa. Nghiên cứu cũng xác nhận ảnh hưởng tích cực của động lực xanh ngoại sinh và giá trị cảm xúc đến ý định mua sản phẩm bền vững, đồng thời chỉ ra ảnh hưởng tích cực của giá trị cảm xúc lên động lực xanh ngoại sinh. Kết quả nghiên cứu đóng góp cho cả lý thuyết về hành vi người tiêu dùng bền vững và thực tiễn quản trị doanh nghiệp. <br><br> Abstract <br>
This study examines the influence of brand transparency on consumers’ intention to purchase sustainable products, and also clarifies the mediating role of green extrinsic motivation and emotional value. The study uses a quantitative method through a consumer survey, with 357 valid samples analyzed by partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM). The results show that brand transparency has a positive influence on sustainable product purchase intention, green extrinsic motivation, and emotional value. Furthermore, green extrinsic motivation plays a mediating role in this relationship, while emotional value does not show a significant mediating role. The study also confirms the positive influence of green extrinsic motivation and emotional value on sustainable product purchase intention, and also shows the positive influence of emotional value on green extrinsic motivation. The research results contribute to both the theory of sustainable consumer behavior and corporate governance practice.
Tác động của tích hợp chuỗi cung ứng đến hiệu suất logistics của các doanh nghiệp dịch vụ logistics: Vai trò trung gian của năng lực quản lý logistics và điều tiết của môi trường logistics
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu phân tích tác động của tích hợp chuỗi cung ứng trực tiếp đến hiệu suất logistics và gián tiếp thông qua năng lực quản lý logistics gồm năng lực quản lý nhu cầu, năng lực quản lý vận hành và năng lực quản lý nguồn lực; cũng như sự điều tiết của môi trường logistics doanh nghiệp đến mối quan hệ này. Sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu từng phần kiểm định mẫu nghiên cứu gồm 392 doanh nghiệp dịch vụ logistics (LSP) ở Đông Nam bộ Việt Nam cho thấy tích hợp chuỗi cung ứng gồm ba thành tố tích hợp nội bộ, tích hợp khách hàng và tích hợp các đối tác ngành logistics ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất logistics của doanh nghiệp, mức độ tác động này sẽ gia tăng khi kết hợp với năng lực quản lý logistics. LSP có môi trường logistics càng phức tạp thì càng có xu hướng tích hợp chuỗi cung ứng, từ đó cải thiện năng lực quản lý logistics và nâng cao hiệu suất logistics của doanh nghiệp. Qua đó, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý quản trị nâng cao hiệu suất logistics của LSP từ góc độ tích hợp chuỗi cung ứng. <br><br>ABSTRACT <br>
The study analyses the impact of supply chain integration directly on logistics performance and indirectly through logistics management capabilities including demand management capability, operation management capability and resource management capability; as well as the moderating impact of the enterprise logistics environment on this relationship. Using the partial least squares method to test the research sample of 392 logistics service providers (LSP) in the Southeast region, it shows that supply chain integration including three components of internal integration, customer integration and logistics collaborator integration has a positive impact on the logistics performance of enterprises, and this impact level will increase when combined with logistics management capabilities. The more complex the logistics environment of LSPs is, the more they tend to integrate the supply chain, thereby improving logistics management capabilities and enhancing the enterprise’s logistics performance. Thus, the study provides some managerial implications to improve the logistics performance of LSPs from the perspective of supply chain integration.
Mối quan hệ giữa tính chủ động, định hướng chất lượng và thành quả đổi mới triệt để: Vai trò trung gian của sự sẵn sàng cho công nghiệp 4.0
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này xem xét tác động của tính chủ động và định hướng chất lượng đến sự sẵn sàng cho công nghiệp 4.0, từ đó tác động đến thành quả đổi mới triệt để. Mẫu gồm 133 công ty trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam được sử dụng để kiểm định mô hình đề xuất. Dữ liệu được phân tích bằng cách sử dụng phần mềm PLS-SEM. Phương pháp phân tích hai giai đoạn được áp dụng để kiểm tra độ tin cậy, tính hợp lệ, giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Kết quả cho thấy cả tính chủ động và định hướng chất lượng đều có tác động tích cực đến sự sẵn sàng cho công nghiệp 4.0. Sự sẵn sàng cho công nghiệp 4.0 giúp cải thiện thành quả đổi mới sáng tạo triệt để; đồng thời, sự sẵn sàng cho công nghiệp 4.0 cũng đóng vai trò trung gian trong việc thúc đẩy đổi mới triệt để từ chiến lược của tổ chức. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng thảo luận về các hàm ý lý thuyết và thực tiễn. <br><br>
Abstract <br>
This study examines the impact of proactiveness and quality orientation on industry 4.0 readiness, which in turn affects radical innovative performance. A sample of 133 companies from various business sectors in Ho Chi Minh City, Vietnam, was used to test the proposed model. The data was analyzed using PLS-SEM software. A two-stage analytical method was applied to examine the reliability, validity, hypotheses, and the research model. The results indicate that both proactiveness and quality orientation have positive impacts on industry 4.0 readiness. The industry 4.0 readiness, in turn, positively affects radical innovative performance. The industry 4.0 readiness also plays a mediating role in fostering radical innovation from organizational strategies. The study also discusses theoretical and practical implications.
Download
|