|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 34(10)
, Tháng 10/2023, Trang 58-75
|
|
Ảnh hưởng của sự khuyến khích học tập từ giảng viên đến việc thực hành tự đánh giá của sinh viên: Vai trò điều tiết của môi trường học tập đạo đức |
|
Lê Thị Ngọc Trâm |
DOI:
Tóm tắt
Tự đánh giá là kỹ năng quan trọng để sinh viên hiểu năng lực bản thân, cải thiện việc học. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm kiểm định ảnh hưởng của khuyến khích học tập từ giảng viên đến việc thực hành tự đánh giá của sinh viên, với vai trò điều tiết của môi trường học tập đạo đức. Dựa vào lý thuyết nhận thức xã hội để giải thích mối quan hệ giữa các biến, nghiên cứu thu thập 530 câu trả lời từ sinh viên các trường cao đẳng, đại học bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, phi xác suất. Kết quả kiểm định bằng PLS SEM cho thấy sự khuyến khích học tập từ giảng viên có ảnh hưởng tích cực đến việc thực hành tự đánh giá của sinh viên, và môi trường học tập đạo đức có vai trò điều tiết trong mối quan hệ này.
Từ khóa
thực hành tự đánh giá; khuyến khích học tập; môi trường học tập đạo đức
|
Download
|
|
Tác động của sự khiêm tốn về mặt trí tuệ của sinh viên, năng lực giảng viên tới kiến thức thu nhận của sinh viên kinh tế: Vai trò trung gian của động lực học tập
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này có mục đích đánh giá ảnh hưởng của các thành phần trong sự khiêm tốn về mặt trí tuệ của sinh viên và năng lực giảng viên tới kiến thức thu nhận thông qua vai trò trung gian của động lực học tập. Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên việc mở rộng lý thuyết về sự khiêm tốn về mặt trí tuệ trong đánh giá tác động tới kiến thức thu nhận trong lĩnh vực giáo dục đại học. Kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát bằng bảng hỏi có cấu trúc của 538 sinh viên các trường Đại học tại Hà Nội cho thấy một số thành phần sự khiêm tốn về mặt trí tuệ và năng lực giảng viên có tác động tích cực đến động lực học tập và kiến thức thu nhận của sinh viên. Động lực học tập cũng được tìm thấy có vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa sự khiêm tốn về mặt trí tuệ, năng lực giảng viên tới kiến thức thu nhận. Cuối cùng, nghiên cứu cũng cung cấp một vài hàm ý quan trọng cho các trường đại học để cải tiến chương trình học thúc đẩy cải thiện kiến thức thu nhận của sinh viên trong các học phần của chương trình đào tạo. <br><br> Abstract <br>
The study aims to evaluate the impact of intellectual humility, instructor capability, and learning motivation on the acquired knowledge of business students. The research model is developed by extending the intellectual humility theory, instructor capability, and learning motivation. The analysis results from 538 business students at universities in Hanoi indicate that some components of intellectual humility and instructor capability have impacts on learning motivation and acquired knowledge of students. Specifically, learning motivation plays a mediating role in the relationship between intellectual humility, instructor capability, and acquired knowledge. The study also provides important implications for lecturers and students to enhance teaching and learning activities and improve acquired knowledge of students.
Download
Nghiên cứu ý định sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến của giới trẻ Hà Nội trong thời kỳ dịch COVID-19
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm kiểm định các nhân tố tác động tới hành vi sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến của giới trẻ tại Hà Nội trong bối cảnh dịch COVID-19. Dựa trên dữ liệu 270 phiếu khảo sát được thu thập từ các trường đại học khối ngành kinh tế và trường trung học phổ thông, kết quả thực nghiệm mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) cho thấy có 6 nhân tố tác động tới ý định hành vi của người sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến, cụ thể: (1) Các nhân tố: Sự tiện lợi, kiểm soát thông tin, chăm sóc khách hàng ảnh hưởng tích cực tới sự hài lòng của khách hàng; (2) các nhân tố: Tính hữu ích, chất lượng đồ ăn, và sự hài lòng của khách hàng có vai trò thúc đẩy ý định sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng. Từ kết quả phân tích, bài viết đề xuất các khuyến nghị nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ đối với các bên cung cấp dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến, cung cấp thực phẩm (nhà hàng), và công ty giao hàng để tiếp cận tốt hơn khách hàng trẻ trong bối cảnh đại dịch.
Download
Kinh nghiệm quốc tế hóa giáo dục đại học của một số nước trên thế giới: Bài học cho Việt Nam
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Trong những năm gần đây, có rất nhiều xu hướng trong lĩnh vực giáo dục đại học được các nhà quản lý và nghiên cứu quan tâm – một trong số đó là quốc tế hóa. Điều này đòi hỏi phải có một sự hiểu biết sâu sắc về thuật ngữ này, cũng như những cách thức đa dạng và phức tạp của quốc tế hóa giáo dục đại học trong quá trình toàn cầu hóa. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đưa ra một cách nhìn tổng thể về quốc tế hóa trong giáo dục đại học và lợi ích của xu hướng này đối với các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn giới thiệu một vài bài học kinh nghiệm quốc tế hóa trong giáo dục đại học của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Qua đó, cung cấp một số hàm ý cho các nhà quản trị nhằm mang lại cho các trường đại học những thay đổi tốt hơn để phát triển và hội nhập.
Download
Khai phá mối quan hệ trao đổi lãnh đạo – nhân viên đến sự chia sẻ kiến thức và sự mâu thuẫn quan hệ với đồng nghiệp
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm tra mối quan hệ đồng thời giữa ba yếu tố: LMX, sự mâu thuẫn với đồng nghiệp và sự chia sẻ kiến thức ngụ ý thông qua cách tiếp cận từ lăng kính văn hóa phương Đông. Nghiên cứu dùng phương pháp định tính – phỏng vấn sâu để thăm dò, khám phá và khai thác sâu hơn về nhận thức của 10 nhân viên có kinh nghiệm, chuyên viên và các nhà quản lý cấp trung về chất lượng mối quan hệ LMX của họ với cấp trên. Những phát hiện của nghiên cứu này đóng góp thêm về mặt lý thuyết và ứng dụng cho sự hiểu biết về mối quan hệ giữa các yếu tố LMX, sự mâu thuẫn cảm xúc cá nhân với đồng nghiệp và sự chia sẻ kiến thức ngụ ý trong môi trường văn hóa Việt Nam, nơi mà khoảng cách giữa công việc và cuộc sống bị thu hẹp, nhân viên xem cấp trên như người thân, người anh em trong gia đình, còn cấp trên thì luôn quan tâm, chăm sóc cấp dưới.
Download
|