|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 32(3)
, Tháng 3/2021, Trang 42-65
|
|
Kinh nghiệm quốc tế hóa giáo dục đại học của một số nước trên thế giới: Bài học cho Việt Nam |
|
Tran Mai dong & Le Nhat Hanh & Phung Vu Bao Ngoc & Mai Truong An |
DOI:
Tóm tắt
Trong những năm gần đây, có rất nhiều xu hướng trong lĩnh vực giáo dục đại học được các nhà quản lý và nghiên cứu quan tâm – một trong số đó là quốc tế hóa. Điều này đòi hỏi phải có một sự hiểu biết sâu sắc về thuật ngữ này, cũng như những cách thức đa dạng và phức tạp của quốc tế hóa giáo dục đại học trong quá trình toàn cầu hóa. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đưa ra một cách nhìn tổng thể về quốc tế hóa trong giáo dục đại học và lợi ích của xu hướng này đối với các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn giới thiệu một vài bài học kinh nghiệm quốc tế hóa trong giáo dục đại học của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Qua đó, cung cấp một số hàm ý cho các nhà quản trị nhằm mang lại cho các trường đại học những thay đổi tốt hơn để phát triển và hội nhập.
Từ khóa
Quốc tế hóa, giáo dục đại học, giáo dục đại học Việt Nam.
|
Download
|
|
Ảnh hưởng của sự khuyến khích học tập từ giảng viên đến việc thực hành tự đánh giá của sinh viên: Vai trò điều tiết của môi trường học tập đạo đức
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Tự đánh giá là kỹ năng quan trọng để sinh viên hiểu năng lực bản thân, cải thiện việc học. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm kiểm định ảnh hưởng của khuyến khích học tập từ giảng viên đến việc thực hành tự đánh giá của sinh viên, với vai trò điều tiết của môi trường học tập đạo đức. Dựa vào lý thuyết nhận thức xã hội để giải thích mối quan hệ giữa các biến, nghiên cứu thu thập 530 câu trả lời từ sinh viên các trường cao đẳng, đại học bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, phi xác suất. Kết quả kiểm định bằng PLS SEM cho thấy sự khuyến khích học tập từ giảng viên có ảnh hưởng tích cực đến việc thực hành tự đánh giá của sinh viên, và môi trường học tập đạo đức có vai trò điều tiết trong mối quan hệ này.
Download
Công nghệ tài chính trong thời đại số: Vai trò của kiến thức tài chính
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Thị trường công nghệ tài chính đang phát triển tại Việt Nam nhưng không nhiều các nghiên cứu về lĩnh vực này. Do đó, dựa vào lý thuyết về đổi mới và hành vi dự định, nghiên cứu kiểm tra vai trò của kiến thức tài chính trong quyết định sử dụng công nghệ tài chính. Nghiên cứu khảo sát 718 sinh viên đại học và sử dụng hai phương pháp hồi quy đa biến và cấu trúc tuyến tính. Kết quả tìm thấy kiến thức tài chính không những ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ và sử dụng công nghệ tài chính mà còn điều tiết sự ảnh hưởng của kiến thức công nghệ đến thái độ và sử dụng công nghệ tài chính. Kết quả hàm ý đến các nhà làm chính sách trong việc nâng cao kiến thức tài chính cho công dân Việt Nam nhằm giúp thị trường công nghệ tài chính nói riêng và nền kinh tế đất nước phát triển bền vững.<br><br> Abstract <br>
The financial technology (Fintech) industry is growing in Vietnam but little research has been done in this domain. Therefore, based on the Innovation Diffusion Theory and Theory of Planned Behavior, the study examines the relationship between financial literacy and financial technology usage. Based on data on 718 university students and two methods of multivariate regression and structure equation model, the results show that financial knowledge not only directly affects attitude and use of financial technology but also moderates the relationship between technological knowledge and attitude and use of financial technology. Regards to implications for policymakers, more interventions are needed to improve the financial literacy of the Vietnamese people, as financial literacy helps the Fintech industry and the country's economy to develop sustainably.
Download
Thực hành trách nhiệm xã hội, danh tiếng và tài sản thương hiệu của các trường đại học công lập tại Việt Nam
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết nghiên cứu mối quan hệ giữa thực hành trách nhiệm xã hội (TNXH), danh tiếng và tài sản thương hiệu của các trường đại học. Phân tích kiểm định trên mẫu nghiên cứu 261 người học và cựu người học tại các trường đại học công lập Việt Nam bằng phương pháp phân tích mô hình mạng (Structural Equation Modeling), kết quả nghiên cứu cho thấy hai loại hình thực hành TNXH đối với người học và đối với cộng đồng có tác động trực tiếp tích cực đến danh tiếng của trường; đồng thời có tác động trung gian toàn phần tích cực, đến tài sản thương hiệu, thông qua danh tiếng của trường đại học công lập Việt Nam. Ngược lại, thực hành TNXH đối với người lao động không có tác động đáng kể đến danh tiếng và tài sản thương hiệu của trường. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định tác động tích cực cùng chiều của danh tiếng đến tài sản thương hiệu của trường đại học công lập Việt Nam. <br><br>Abstract <br>
The paper studies the relationship between university social responsibility (USR), reputation, and brand equity of universities. Using structural equation modeling method on a research sample of 361 students and alumni of Vietnamese public universities, the findings indicate that two types of USR for learners and for community have direct positive impacts on the university's reputation. Besides, they have also full mediating impact, through the reputation, on brand equity of Vietnamese public universities. In contrast, USR for employees does not have a significant impact on university reputation and brand equity. The research results also confirm the positive impact of reputation on brand equity of Vietnamese public universities.
Download
Vai trò của cha mẹ trong việc sử dụng công nghệ của thế hệ GENZ
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Thế hệ Z (Gen Z) là lực lượng lao động nồng cốt đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, nghiên cứu về vai trò của cha mẹ trong việc hình thành hành vi của Gen Z còn rất hạn chế, cả trong nước và quốc tế. Do đó, nghiên cứu sẽ lấp khoảng trống bằng cách kiểm tra sự ảnh hưởng của cha mẹ đến thái độ hướng đến công nghệ (TRI) và sử dụng công nghệ của Gen Z. Ba phương pháp được sử dụng là hồi quy đa biến, hồi quy logic thứ tự và cấu trúc tuyến tính. Dựa vào dữ liệu điều tra 640 sinh viên đại học tại Việt Nam từ tháng 5 đến 9/2022, nghiên cứu tìm thấy kiến thức công nghệ và học vấn của ba mẹ có ảnh hưởng đến TRI và sử dụng công nghệ của sinh viên. Kết quả này đồng nhất cho cả ba phương pháp và bao gồm các biến kiểm soát. Nghiên cứu hàm ý đến các nhà làm chính sách về vai trò quan trọng của cha mẹ trong việc cung cấp nguồn nhân lực Gen Z chất lượng cao cho xã hội trong thời đại số. <br> <br> Abstract <br>
Generation Z (Gen Z) is the core workforce contributing to economic growth. However, research on the role parents play in shaping behaviours among college students - Gen Z - is still limited, both nationally and internationally. Therefore, the study fills the gap in the literature by investigating the effects of parents on Gen Z’s technological attitudes (TRI) and usage. Three methods used in the study are multiple linear regression, ordinal logic regression, and structural equation model. Based on data surveyed from 640 university students in Vietnam from May 2022 to September 2022, the results report that parents' technological knowledge and education have an impact on students' TRI and usage. The results are robust to these methods and when control variables are involved. Our findings have implications for policymakers on the vital role parents play in providing high-quality Gen Z human resources to society in the digital era.
Download
Nghiên cứu ý định sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến của giới trẻ Hà Nội trong thời kỳ dịch COVID-19
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm kiểm định các nhân tố tác động tới hành vi sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến của giới trẻ tại Hà Nội trong bối cảnh dịch COVID-19. Dựa trên dữ liệu 270 phiếu khảo sát được thu thập từ các trường đại học khối ngành kinh tế và trường trung học phổ thông, kết quả thực nghiệm mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) cho thấy có 6 nhân tố tác động tới ý định hành vi của người sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến, cụ thể: (1) Các nhân tố: Sự tiện lợi, kiểm soát thông tin, chăm sóc khách hàng ảnh hưởng tích cực tới sự hài lòng của khách hàng; (2) các nhân tố: Tính hữu ích, chất lượng đồ ăn, và sự hài lòng của khách hàng có vai trò thúc đẩy ý định sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng. Từ kết quả phân tích, bài viết đề xuất các khuyến nghị nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ đối với các bên cung cấp dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến, cung cấp thực phẩm (nhà hàng), và công ty giao hàng để tiếp cận tốt hơn khách hàng trẻ trong bối cảnh đại dịch.
Download
|