|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 34(3)
, Tháng 3/2023, Trang 87-101
|
|
Thực hành trách nhiệm xã hội, danh tiếng và tài sản thương hiệu của các trường đại học công lập tại Việt Nam |
University Social Responsibility, Reputation and Brand Image: Empirical Study of Vietnamese Public Universites |
Bùi Hữu Đức & Bùi Khánh Linh |
DOI:
Tóm tắt
Bài viết nghiên cứu mối quan hệ giữa thực hành trách nhiệm xã hội (TNXH), danh tiếng và tài sản thương hiệu của các trường đại học. Phân tích kiểm định trên mẫu nghiên cứu 261 người học và cựu người học tại các trường đại học công lập Việt Nam bằng phương pháp phân tích mô hình mạng (Structural Equation Modeling), kết quả nghiên cứu cho thấy hai loại hình thực hành TNXH đối với người học và đối với cộng đồng có tác động trực tiếp tích cực đến danh tiếng của trường; đồng thời có tác động trung gian toàn phần tích cực, đến tài sản thương hiệu, thông qua danh tiếng của trường đại học công lập Việt Nam. Ngược lại, thực hành TNXH đối với người lao động không có tác động đáng kể đến danh tiếng và tài sản thương hiệu của trường. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định tác động tích cực cùng chiều của danh tiếng đến tài sản thương hiệu của trường đại học công lập Việt Nam.
Abstract
The paper studies the relationship between university social responsibility (USR), reputation, and brand equity of universities. Using structural equation modeling method on a research sample of 361 students and alumni of Vietnamese public universities, the findings indicate that two types of USR for learners and for community have direct positive impacts on the university's reputation. Besides, they have also full mediating impact, through the reputation, on brand equity of Vietnamese public universities. In contrast, USR for employees does not have a significant impact on university reputation and brand equity. The research results also confirm the positive impact of reputation on brand equity of Vietnamese public universities.
Từ khóa
Trách nhiệm xã hội; Danh tiếng trường đại học; Tài sản thương hiệu; Trường đại học công lập; Việt Nam
|
Download
|
|
Ứng dụng chỉ số hài lòng khách hàng của Mỹ - Một nghiên cứu trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông di động tại Việt Nam
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu sự hài lòng của khách hàng trong lĩnh vực dịch vụ điện thoại di động ở Việt Nam thông qua ứng dụng mô hình chỉ số hài lòng khách hàng của Mỹ (American Customer Satisfaction Index – ACSI). Nghiên cứu định lượng được sử dụng bằng kỹ thuật phân tích PLS-SEM với bộ dữ liệu được thu thập thông qua bảng hỏi có cấu trúc với 225 người dùng điện thoại di động. Kết quả cho thấy mô hình ACSI phù hợp trong lĩnh vực dịch vụ thông tin di động ở Việt Nam. Thêm vào đó, sự mong đợi, chất lượng cảm nhận và giá trị cảm nhận là những nhân tố quan trọng tác động đến sự hài lòng của khách hàng, và cuối cùng, tác động đến lòng trung thành của họ. Ngoài ra, sự hài lòng cũng có ảnh hưởng đến sự than phiền, và tiếp theo đó, sự than phiền sẽ làm giảm lòng trung thành của khách hàng sử dụng dịch vụ điện thoại di động tại Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy khả năng để hình thành mô hình đo lường về chỉ số hài lòng tại Việt Nam trong thời gian tới.
Download
Thực hành quản lý trong doanh nghiệp thương mại và dịch vụ:Bằng chứng thực nghiệm ở Đồng bằng sông Cửu Long
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long chiếm xấp xỉ 10% tổng số doanh nghiệp của cả nước, hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế khác nhau, đóng góp gần 20% GDP vào nền kinh tế cả nước. Tuy nhiên, vấn đề hoạt động quản lý trong doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Sử dụng phương pháp tiếp cận mới của Bloom và van Reenen (2007), bài viết này đóng góp các bằng chứng thực nghiệm về lượng hóa và giải thích về thực hành quản lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại dịch vụ tại vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả cho thấy, chất lượng quản lý của các doanh nghiệp còn rất kém. Thực hành quản lý có mối quan hệ tích cực với năng suất doanh nghiệp. Các yếu tố: số lao động, tuổi doanh nghiệp, nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn nhân lực, mức độ cạnh tranh, quyền sở hữu, mức độ phân quyền ảnh hưởng đến thực hành quản lý trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Download
ĐÓNG GÓP CỦA TRÍ TUỆ VĂN HÓA TRONG VIỆC GIẢM SỰ KIỆT SỨC TRONG CÔNG VIỆC VÀ VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT CỦA SỰ HỖ TRỢ CỦA TỔ CHỨC
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu này là để kiểm định mối quan hệ giữa Trí tuệ văn hóa và Sự kiệt sức trong công việc thông qua vai trò trung gian của Xung đột mối quan hệ trong nhóm. Bên cạnh đó, vai trò trung gian của Sự hỗ trợ của tổ chức cũng được xem xét. Dữ liệu khảo sát từ 151 tiếp viên hàng không người Việt đang làm việc cho 10 các hãng hàng không nước ngoài (Japan airlines, Korean air, Asianan Airlines, T'way Air, Eva air, Emirates Airlines, Lufthansa, Finnair, Kenya airways, và China airlines) đã thu thập và phân tích bằng mô hình PLS-SEM với phần mềm SmartPLS 4.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy những tiếp viên hàng không với Trí tuệ văn hóa càng cao thì Sự kiệt sức trong công việc càng thấp. Thêm vào đó, mối quan hệ tiêu cực này đã được trung gian một phần bởi Xung đột mối quan hệ trong nhóm đa văn hóa. Hơn nữa, nghiên cứu cũng đã xác nhận vai trò điều tiết của Sự hỗ trợ của tổ chức. Khi tiếp viên hàng không có CQ cao cùng với nhận được Sự hỗ trợ của tổ chức thì Sự kiệt sức trong công việc càng được cải thiện. Cuối cùng, nghiên cứu cũng đã đề xuất một số hàm ý quản trị cho các nhà quản lý hàng không để giảm bớt Sự kiệt sức trong công việc của các tiếp viên hàng không.<br><br>Abstract<br>
The objective of this study is to test the relationship between Cultural intelligence (CQ) and Job burnout (JB) through the mediating role of Team Relationship conflict (RC). Besides, the moderating role of Perceived organizational support (POS) is also considered. Surveyed data from 151 Vietnamese flight attendants working for 10 foreign airlines (Japan Airlines, Korean Air, Asiana Airlines, T'way Air, Eva Air, Emirates Airlines, Lufthansa, Finnair, Kenya Airways, và China Airlines) were collected and analyzed using the PLS-SEM model with SmartPLS 4.0 software. Results showed that flight attendants with higher Cultural intelligence have lower Job burnout. Additionally, this negative relationship was partially mediated by Team relationship conflict. Furthermore, the finding has also confirmed the moderating role of Perceived organizational support. When flight attendants have high CQ and receive organizational support, Job burnout is improved. Finally, the study also proposed some implications for aviation managers in reducing job burnout among flight attendants.
Download
Tiền tố và kết quả của sự gắn kết của nhân viên với thương hiệu công ty
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm mục đích xem xét ảnh hưởng của các khía cạnh xây dựng thương hiệu nội bộ đến sự gắn kết của nhân viên với thương hiệu công ty và cuối cùng đến sự trung thành, sự truyền miệng tích cực và hiệu quả công việc liên quan đến thương hiệu công ty. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách khảo sát với các nhân viên trực tiếp cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp dịch vụ tại thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu sau khi sàng lọc gồm 300 mẫu được dùng phân tích PLS-SEM. Kết quả phân tích cho thấy hai trong số ba khía cạnh của xây dựng thương hiệu nội bộ là truyền thông thương hiệu và thương hiệu dẫn đầu có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến sự gắn kết của nhân viên với thương hiệu công ty. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự gắn kết của nhân viên với thương hiệu công ty có tác động tích cực đáng kể đến sự trung thành của nhân viên, sự truyền miệng tích cực và hiệu quả công việc liên quan đến thương hiệu công ty.
Download
Ảnh hưởng của các đặc tính phát trực tiếp (livestream) tới hành vi mua hàng ngẫu hứng: Vai trò trung gian của niềm tin và trải nghiệm dòng chảy
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra tác động của các đặc điểm phát trực tiếp (live stream) đến hành vi mua hàng ngẫu hứng của người tiêu dùng thông qua việc áp dụng lý thuyết kích thích-chủ thể-phản hồi (SOR) làm khung lý thuyết. Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi tự trả lời để thu thập dữ liệu từ 291 người tiêu dùng đã có kinh nghiệm xem phát trực tiếp. Dữ liệu được phân tích bằng kỹ thuật mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM) với phần mềm SmartPLS 3.2.9. Kết quả cho thấy tính cá nhân hóa và giải trí của phát trực tiếp ảnh hưởng tích cực đến trải nghiệm dòng chảy và niềm tin của người tiêu dùng; cả trải nghiệm dòng chảy và niềm tin đều có tác động tích cực đến việc mua hàng ngẫu hứng và đóng vai trò trung gian trong các mối quan hệ giữa cá nhân hóa, giải trí và hành vi mua hàng ngẫu hứng. Những phát hiện của nghiên cứu này mở rộng nghiên cứu lý thuyết hiện có về thương mại phát trực tiếp và cung cấp một số ý nghĩa thực tế cho những người phát trực tuyến và nhà bán lẻ điện tử. <br><br> Abstract <br>
This research aims to examine the effect of live streaming characteristics on the consumers’ impulsive buying behavior. The study adopts the stimulus–organism–response theory (S-O-R) as a theoretical framework and uses a self-administered questionnaire for data collection from 291 viewers experienced in watching live streaming. The data were analyzed using SmartPLS 3.0 software. The results indicate that personalization and entertainment positively influence consumers’ flow experience and trust; both flow experience and trust have a positive impact on impulsive purchases and mediate the relationships between personalization, entertainment and impulsive buying behavior. These findings contribute to existing theoretical research on live streaming commerce and offer practical implications for streamers and e-retailers.
Download
|