Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Năm thứ. 35(12) , Tháng 12/2024, Trang 91-105


Chủ quyền Carbon và hàm ý chính sách phát triển thị trường carbon Việt Nam
Carbon sovereignty: Theory and policy implications for developing Vietnam’s carbon market
Pham Khanh Nam

DOI: 10.24311/jabes/2024.35.12.08
Tóm tắt
Thị trường carbon là công cụ chính sách chủ yếu giúp Việt Nam đạt được cam kết giảm phát thải khí nhà kính theo Đóng góp do Quốc gia tự quyết định (Nationally Determined Contribution ‒ NDC) và mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Tuy nhiên, các văn bản pháp lý và quản lý nhà nước về thị trường carbon chỉ đề cập đến cơ cấu thị trường carbon chung, chưa xác định được hướng tiếp cận đặt nền tảng xây dựng một thị trường hiệu quả và bền vững. Nghiên cứu này đề xuất chủ quyền carbon là hướng tiếp cận chủ đạo để xây dựng thị trường carbon nhằm tối ưu hóa cơ hội kinh tế từ các giao dịch carbon, bảo vệ lợi ích quốc gia trong các đàm phán quốc tế, và góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn. Nghiên cứu khảo lược nền tảng lý thuyết chủ quyền carbon và thảo luận các định hướng ứng dụng tại Việt Nam. Các nền tảng chính của tiếp cận chủ quyền carbon là thị trường hạn ngạch carbon bắt buộc, thị trường tín chỉ carbon tự nguyện có kiểm soát, số hóa hệ thống đăng ký quốc gia và số hóa tín chỉ carbon.

Abstract
The carbon market is a key policy instrument to help Vietnam achieve its greenhouse gas emission reduction commitments under the Nationally Determined Contribution (NDC) and its goal of net-zero by 2050. However, current legal documents and regulations on the carbon market mainly address its general structure, without establishing a foundational approach for building an effective and sustainable carbon market. This study proposes "carbon sovereignty" as a core approach for developing the carbon market, aiming to optimize economic opportunities from carbon transactions, protect national interests in international negotiations, and contribute to the achievement of long-term sustainable development goals. The paper reviews the theoretical foundations of carbon sovereignty and discusses its potential applications in Vietnam. The main pillars of the carbon sovereignty approach include a mandatory carbon market, a regulated voluntary carbon credit market, digitalization of the national registry system, and digitalization of carbon credits.

Từ khóa
Chủ quyền carbon, hệ thống đăng ký MRV quốc gia, số hóa, Việt Nam
Carbon sovereignty; Carbon market; National registry system; Vietnam.
Download
Vai trò của chính sách vĩ mô thận trọng trong chuyển đổi xanh và hàm ý chính sách cho Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng

Nghiên cứu ứng dụng AI khả diễn trong FINTECH: Tối ưu hóa đầu tư bền vững dựa trên tiêu chí ESG tại Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng

Tác động lan tỏa của tăng trưởng kinh tế và trình độ dân trí đến độ che phủ rừng ở Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng

Nghiên cứu ứng dụng mô hình học máy khả diễn XAI trong phân tích rủi ro đầu tư ESG: Thông tin chi tiết từ các doanh nghiệp S&P 500
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng

Thúc đẩy ý định tiêu dùng xanh ở Việt Nam: Vai trò của các giá trị tiêu dùng trong việc hình thành thái độ đối với hành vi tiêu dùng xanh
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng