|
Phân mảnh ruộng lúa và đầu tư công nghệ nông nghiệp chính xác tại Đồng bằng sông Cửu Long
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này phân tích tác động của phân mảnh ruộng lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lên quyết định đầu tư công nghệ san phẳng mặt ruộng được điều khiển bằng laser (laser land leveling, LLL) đi kèm với quyết định nhập thửa hoặc xây dựng tiểu vùng canh tác lúa và thách thức trong xây dựng tiểu vùng canh tác lúa tại ĐBSCL. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích One-way ANOVA với quy mô mẫu 303 hộ canh tác lúa tại tỉnh An Giang và Kiên Giang. Sự phân mảnh ruộng lúa được xác định bằng chỉ tiêu Simpson ở các mức độ khác nhau trong phạm vi từ 0 đến 1. Kết quả phân tích phương sai một yếu tố cho thấy không có sự khác biệt về mức sẵn lòng trả cho việc đầu tư công nghệ LLL theo các mức độ phân mảnh khác nhau. Như vậy, việc triển khai công nghệ này cần tập trung vào các yêu cầu khác như tính sẵn có của dịch vụ cung cấp, điều tiết mùa vụ phù hợp để triển khai công nghệ và yêu cầu về thời tiết. Để xây dựng được tiểu vùng canh tác lúa, đòi hỏi không chỉ sự đầu tư của từng hộ, mà còn nhiều nỗ lực của các cơ quan khác nhau để đáp ứng các lo ngại về địa chính, về tổ chức hệ thống canh tác đồng loạt, hỗ trợ chi phí cũng như kêu gọi hợp tác của các nông hộ. <br><br> Abstract <br>
This study investigates impacts of paddy field fragmentation in the Mekong Delta on decision on the investment in laser land leveling (LLL) technology and the challenges associated with constructing sub-regions from several farmers’ paddy plots within the delta. Utilizing the descriptive statistics and One-way ANOVA analysis with a sample size of 303 households across An Giang and Kien Giang provinces. The paddy field fragmentation is prevalent across a spectrum, with the Simpson index ranging from 0 to 1. The results of One-way ANOVA analysis shows that there is insignificantly statistical difference in the willingness to pay for the LLL technology at various fragmentation levels. Thus, the LLL technology promotion should be considered additional factors such as the availability of service providers, appropriate seasonal timing for implementation, and weather conditions. Establishing a rice farming sub-region necessitates not only the investment from individual farming households but also extensive efforts from various official agencies to address cadastral issues and organize the simultaneous farming systems while supporting costs and fostering cooperation among farming households.
Trí tuệ nhân tạo dẫn đường nền tảng đa kênh trong tạo giá trị
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu khám phá tầm quan trọng của trí tuệ nhân tạo dẫn đường nền tảng đa kênh (AI-OMNI) đối với niềm tin trực tuyến dưới điều kiện ngoại biên của đánh giá trực tuyến trong tạo giá trị. Nghiên cứu này sử dụng khung lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology ‒ UTAUT) và kỹ thuật bình phương tối thiểu hai giai đoạn để ước lượng mô hình. Dựa trên bộ dữ liệu gồm 533 khách hàng ngân hàng, kết quả chỉ ra đánh giá trực tuyến điều tiết tích cực mối quan hệ giữa AI-OMNI và niềm tin trực tuyến, dẫn tới tăng cường khả năng tạo giá trị. Nghiên cứu này nhấn mạnh vai trò của AI-OMNI trong việc cải thiện hoạt động kinh doanh, tạo ra giá trị cho tổ chức, đồng thời đóng góp lý thuyết về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ mới. <br><br>Abstract<br>
This study explores the significance of AI-driven omnichannel platforms (AI-OMNI) and online trust in the context of online reviews, focusing on their role in enhancing value creation. We used the unified theory of acceptance and use of technology (UTAUT) framework and a two-stage partial least squares analytical technique for model estimation. Based on a dataset of 533 bank clients, the findings reveal that online reviews positively moderate the relationship between AI-OMNI and online trust, thereby fostering value creation. This research highlights the role of AI-OMNI in enhancing organizational business activities and provides theoretical insights into the acceptance and use of new technologies.
Download
Tác động của mạng xã hội đến mức sẵn lòng trả áp dụng công nghệ sản xuất nông nghiệp: Trường hợp san phẳng mặt ruộng lúa dùng tia laser tại đồng bằng Sông Cửu Long
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết phân tích tác động của các nguồn thông tin mạng xã hội đến việc áp dụng công nghệ san phẳng mặt ruộng dùng tia laser (Lazer Land Leveling – LLL) tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thí nghiệm đấu giá Becker-DeGroot-Marschak (BDM) để ước lượng mức sẵn lòng trả cho áp dụng công nghệ LLL trên ruộng của 167 người nông dân có quyền quyết định trong hoạt động canh tác lúa của hộ tại hai tỉnh An Giang và Kiên Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự kết nối mạng xã hội của người nông dân, phương tiện truyền thông, thông tin từ dự án NGO (Non-governmental Organization), thông tin trao đổi giữa các nông dân về LLL, độ lồi lõm của mặt ruộng và chỉ số tài sản của nông dân có tác động dương với mức ý nghĩa 5%. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở cho các chính sách thúc đẩy áp dụng và lan tỏa công nghệ sản suất công nghiệp bền vững cũng như kỹ thuật mới trong canh tác lúa nói riêng và trong sản xuất nông nghiệp nói chung. <br><br>Abstract<br>
The article analysed the impact of social information sources sources on the adoption of laser land leveling (LLL) technology in the Mekong Delta. This study uses the BDM auction method to elicit the willingness to pay for LLL technology adoption among 167 decision-making farmers in rice cultivation households in An Giang and Kien Giang provinces. The research findings indicate that the scale of farmers' social network connections, media channels, information from NGO (Non-governmental Organization) projects, peer discussions about LLL, the unevenness of the field surface, and the coefficient reflecting the farmers' assets positively impact their willingness to pay, with a significance level of 5%. These findings provide a basis for policies to promote the adoption and dissemination of agricultural sustainable technologies and new techniques specifically in rice cultivation and generally in agricultural production.
Download
|