|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 35(12)
, Tháng 12/2024, Trang *-*
|
|
Lựa chọn các ngành kinh tế quan trọng và có lợi thế so sánh ở Việt Nam |
|
Vo Tat Thang & Nguyen Thi Bich Hien & Tran My Huyen |
DOI: 10.24311/jabes/2024.35.12.06
Tóm tắt
Bài viết sử dụng phương pháp phân tích thương số vị trí (Location Quotient - LQ) và phân tích Shift-Share để xác định 5 ngành quan trọng của Việt Nam, bao gồm: công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng, dịch vụ lưu trú và ăn uống, thương nghiệp, và nông lâm thủy sản.
Kết quả cho thấy ngành công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng và dịch vụ lưu trú ăn uống là những ngành “nổi bật”, định hình đặc điểm quốc gia và có tiềm năng phát triển. Ngành thương nghiệp và nông lâm thủy sản tuy có quy mô lớn nhưng lợi thế cạnh tranh đang dần suy yếu theo thời gian. So sánh trong khu vực ASEAN, Việt Nam có lợi thế về quy mô và chuyên môn hóa lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng và dịch vụ lưu trú ăn uống, tuy nhiên năng suất lao động vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực. Sau đó, bài viết dự báo sự phát triển GDP của những ngành này trong giai đoạn 2024-2030.
Từ bài học kinh nghiệm của các nước phát triển như Hà Lan, Trung Quốc, Đức, Đài Loan và Vương quốc Anh, bài nghiên cứu đề xuất các giải pháp và chính sách phát triển phù hợp cho từng ngành của Việt Nam, tập trung vào cải thiện năng suất, hội nhập công nghệ, và phát triển bền vững.
Abstract
The digital revolution and the popularity of social media platforms have highlighted the role of influencers in shaping consumer behavior, especially in online shopping. This study explores the impact of influencer expertise and trustworthiness on consumer attitude and purchase intention and examines the moderating role of interaction in these relationships. With a sample size of 250 Ho Chi Minh City residents using social media, the study was conducted through convenience sampling and structural equation modeling (PLS-SEM). The results showed that influencer expertise significantly impacts trustworthiness and attitude. In particular, influencer-consumer interaction strongly moderates the relationship between knowledge, trustworthiness, and attitude. The study contributes to enriching the traditional behavioral intention theories and provides practical implications for businesses in selecting and cooperating with influencers.
Từ khóa
Ngành quan trọng; lợi thế so sánh; phân tích Shift – Share; phân tích thương số vị trí; kinh tế khu vực.
|
|
|
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ LIÊN KẾT VÙNG TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2026-2030, TẦM NHÌN 2045
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết đề xuất tóm tắt một số định hướng nhằm tối ưu hóa việc thúc đẩy quá trình phát triển và liên kết vùng (PT&LKV), với mong muốn phát huy vai trò của vùng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước, đưa các vùng trở thành vùng phát triển năng động và bền vững. Các định hướng PT&LKV trong bài viết này được dựa trên cơ sở (1) lược khảo các nghiên cứu trước đó về các mô hình PT&LKV trên thế giới; (2) quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc PT&LKV tại Việt Nam; và (3) nhận diện một số điểm nghẽn thông qua việc phân tích tình hình KT-XH của sáu vùng. <br><br>ABSTRACT<br>
This study delineates strategic orientations for optimizing regional development and interregional linkages in Vietnam, intending to enhance the role of regions in the nation’s socio-economic development and position them as dynamic and sustainable growth hubs. The proposed framework is grounded in three key components: (1) a comprehensive review of global regional development models, (2) an examination of the perspectives of the Party and the State regarding regional development in Vietnam, and (3) a systematic analysis of socio-economic constraints across six regions to identify structural bottlenecks and formulate targeted policy recommendations. This study seeks to strengthen Vietnam’s overall economic resilience and long-term growth trajectory by emphasizing regional integration and sustainable development.
Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ nông sản thực phẩm theo hướng bảo đảm an toàn thực phẩm giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam có quy mô thương mại nông sản thực phẩm lớn đáp ứng nhu cầu của hơn 20 triệu người, nhưng liên kết ở cấp độ vùng cho cung ứng và thương mại thực phẩm an toàn vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có cơ chế pháp lý cụ thể, khi mà quản lý theo địa giới hành chính vẫn còn là yếu tố chia cắt chuỗi cung ứng thực phẩm hướng đến sản xuất và tiêu thụ an toàn. Do vậy, việc tìm ra một cơ chế liên kết vùng nhằm giải quyết mối liên kết sản xuất và tiêu dùng đạt chuẩn ATTP giữa TP.HCM, các đô thị lớn và các vùng sản xuất nông nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là hết sức cần thiết. Nghiên cứu này áp dụng tiếp cận định tính, với các phương pháp khảo sát, phỏng vấn, hội thảo, phân tích tình huống, phân tích chính sách với đối tượng là các chuỗi cung ứng thực phẩm hiện đại và truyền thống trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tình thành thuộc vùng. Thông tin phân tích cho phép đề xuất một số giải pháp thiết thực cho xây dựng chính sách phát triển liên kết vùng bảo đảm an toàn thực phẩm. <br>Abstract<br><br>
The Southern Key Economic Region has a large scale of agricultural and food trade to meet the needs of more than 20 million people. However, inner-regional connection for safe food supply and trade is still in difficulty when food chain is disjointedly managed by administrative boundaries. Therefore, it is necessary to find a regional linkage mechanism to solve food safety of supply chain in Ho Chi Minh City, other large cities, and agricultural production areas in the Southern Key Economic Region. This study uses qualitative approach, with various methods as surveys, interviews, seminars, case analysis, policy analysis to apply for the study of modern and traditional food supply chains in Ho Chi Minh City and other provinces in the region. The analytical information allows proposing a number of practical solutions for the development of regional linkage development policies to ensure food safety.
Download
|