Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Năm thứ. 34(7) , Tháng 7/2023, Trang 101-117


Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ nông sản thực phẩm theo hướng bảo đảm an toàn thực phẩm giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam
Establishment of food supply chain ensuring food safety between Ho Chi Minh City and the provinces of Southern key economic region
Trần Tiến Khai & Lương Vinh Quốc Duy & Phùng Thanh Bình & Nguyễn Văn Viên & Lê Văn Gia Nhỏ & Trương Thanh Vũ

DOI:
Tóm tắt
Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam có quy mô thương mại nông sản thực phẩm lớn đáp ứng nhu cầu của hơn 20 triệu người, nhưng liên kết ở cấp độ vùng cho cung ứng và thương mại thực phẩm an toàn vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có cơ chế pháp lý cụ thể, khi mà quản lý theo địa giới hành chính vẫn còn là yếu tố chia cắt chuỗi cung ứng thực phẩm hướng đến sản xuất và tiêu thụ an toàn. Do vậy, việc tìm ra một cơ chế liên kết vùng nhằm giải quyết mối liên kết sản xuất và tiêu dùng đạt chuẩn ATTP giữa TP.HCM, các đô thị lớn và các vùng sản xuất nông nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là hết sức cần thiết. Nghiên cứu này áp dụng tiếp cận định tính, với các phương pháp khảo sát, phỏng vấn, hội thảo, phân tích tình huống, phân tích chính sách với đối tượng là các chuỗi cung ứng thực phẩm hiện đại và truyền thống trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tình thành thuộc vùng. Thông tin phân tích cho phép đề xuất một số giải pháp thiết thực cho xây dựng chính sách phát triển liên kết vùng bảo đảm an toàn thực phẩm.
Abstract

The Southern Key Economic Region has a large scale of agricultural and food trade to meet the needs of more than 20 million people. However, inner-regional connection for safe food supply and trade is still in difficulty when food chain is disjointedly managed by administrative boundaries. Therefore, it is necessary to find a regional linkage mechanism to solve food safety of supply chain in Ho Chi Minh City, other large cities, and agricultural production areas in the Southern Key Economic Region. This study uses qualitative approach, with various methods as surveys, interviews, seminars, case analysis, policy analysis to apply for the study of modern and traditional food supply chains in Ho Chi Minh City and other provinces in the region. The analytical information allows proposing a number of practical solutions for the development of regional linkage development policies to ensure food safety.

Từ khóa
liên kết vùng, an toàn thực phẩm
Regional linkage; Food safety
Download

Đo lường chất lượng dịch vụ truyền hình và chỉ số hài lòng đối với Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Nam
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng

Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ quản lí chuỗi cung ứng của Damco VN
2019, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng