|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 35(3)
, Tháng 3/2024, Trang 20-36
|
|
Ảnh hưởng của trải nghiệm giao hàng chặng cuối tới sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng Gen Z trong thương mại điện tử B2C: Vai trò điều tiết của hình ảnh thương hiệu |
The Impact of Last-Mile Delivery Experience on Satisfaction and Loyalty of Gen Z Customers in B2C E-Commerce: The Moderating Role of Brand Image |
Pham Kien Trung & Le Van Chien & Nguyen Thi Huong |
DOI: 10.24311/jabes/2024.35.3
Tóm tắt
Nghiên cứu này đánh giá mối quan hệ giữa trải nghiệm giao hàng chặng cuối, sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng Gen Z trong thương mại điện tử B2C tại Việt Nam, và xem xét vai trò điều tiết của hình ảnh thương hiệu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng bằng mô hình bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM). Kết quả phân tích từ mẫu khảo sát 365 Gen Z tại Hà Nội cho thấy trải nghiệm giao hàng chặng cuối có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng và lòng trung thành của Gen Z trong TMĐT B2C. Trong khi hình ảnh thương hiệu làm gia tăng mối quan hệ với sự hài lòng, nhưng lại không tìm thấy tác động gia tăng ở lòng trung thành của Gen Z. Một số thảo luận và gợi ý được nhóm tác giả đưa ra cho các nhà quản trị doanh nghiệp.
Abstract
This study assesses the relationship among last-mile delivery experience, customer satisfaction, and loyalty among Gen Z customers in B2C e-Commerce, examining the moderating role of brand image. The research employs a quantitative approach by employing the PLS-SEM structural model. Analysis of a survey of 365 Gen Z individuals in Hanoi reveals that the last-mile delivery experience positively influences the satisfaction and loyalty of Gen Z in B2C e-commerce. While brand image enhances the relationship with satisfaction, its impact on the loyalty of Gen Z is not found. The authors offer discussions and make recommendations for business managers based on the findings.
Từ khóa
Trải nghiệm giao hàng chặng cuối, hình ảnh thương hiệu, sự hài lòng, lòng trung thành, thương mại điện tử B2C Brand image; Customer loyalty; Satisfaction of Gen Z; Last-mile delivery experience; B2C e-commerce.
|
Download
|
|
Tiền tố và kết quả của sự gắn kết của nhân viên với thương hiệu công ty
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm mục đích xem xét ảnh hưởng của các khía cạnh xây dựng thương hiệu nội bộ đến sự gắn kết của nhân viên với thương hiệu công ty và cuối cùng đến sự trung thành, sự truyền miệng tích cực và hiệu quả công việc liên quan đến thương hiệu công ty. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách khảo sát với các nhân viên trực tiếp cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp dịch vụ tại thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu sau khi sàng lọc gồm 300 mẫu được dùng phân tích PLS-SEM. Kết quả phân tích cho thấy hai trong số ba khía cạnh của xây dựng thương hiệu nội bộ là truyền thông thương hiệu và thương hiệu dẫn đầu có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến sự gắn kết của nhân viên với thương hiệu công ty. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự gắn kết của nhân viên với thương hiệu công ty có tác động tích cực đáng kể đến sự trung thành của nhân viên, sự truyền miệng tích cực và hiệu quả công việc liên quan đến thương hiệu công ty.
Download
Vai trò trung gian của động lực nội sinh và ngoại sinh trong mối quan hệ giữa yêu cầu thách thức và hiệu quả công việc: Trường hợp nhân viên thị trường bất động sản Việt Nam
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này khám phá mối quan hệ giữa yêu cầu thách thức và hiệu quả công việc. Mối quan hệ này còn được xem xét qua vai trò trung gian của động lực nội sinh và ngoại sinh. Kết quả phân tích từ 215 nhân viên kinh doanh bất động sản cho thấy yêu cầu thách thức quan hệ cùng chiều với động lực nội sinh và ngoại sinh, cả hai động lực này đều có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả công việc. Tuy nhiên, yêu cầu thách thức không có mối quan hệ với hiệu quả công việc. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ rõ động lực nội sinh và ngoại sinh là biến trung gian toàn phần trong các mối quan hệ trên. <br><br>Abstract <br>
This study examines the relationship between challenge demands and task performance. This relationship is mediated by intrinsic motivation and extrinsic motivation. With 215 real estate salespeople, findings demonstrate that challenge demands were positively related to intrinsic motivation and extrinsic motivation, both of which were in turn positively affected task performance. However, challenge demands were not related to task performance. This also showed that intrinsic motivation and extrinsic motivation were full mediators in the above relationships.
Download
Tác động điều tiết của Rủi ro cảm nhận đến mối quan hệ giữa Chất lượng kết quả mua hàng và Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thương mại điện tử
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mua sắm thông qua các trang thương mại điện tử thường được cho là hình thức tiềm ẩn rủi ro cao hơn so với mua sắm truyền thống. Mặc dù tham gia trên cùng một môi trường thương mại điện tử, mức độ rủi ro mà mỗi khách hàng cảm nhận được không giống nhau, điều này có thể ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng khi nhận được kết quả mua hàng với chất lượng tương đương nhau. Bài viết này tập trung làm rõ tác động của rủi ro cảm nhận đến mối quan hệ giữa chất lượng kết quả mua hàng và sự hài lòng của khách hàng trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam. Bảng hỏi được sử dụng để tiến hành khảo sát và thu thập dữ liệu từ 315 khách hàng mua hàng tại trang thương mại điện tử Shopee.vn. Kết quả phân tích chỉ ra rằng Rủi ro cảm nhận có tác động điều tiết tới mối quan hệ giữa Thời gian đặt hàng với Sự hài lòng của khách hàng; và mối quan hệ giữa Đặt hàng chính xác và Sự hài lòng của khách hàng. Dựa trên kết quả phân tích, bài viết đưa ra gợi ý về hướng nghiên cứu trong tương lai và hàm ý cho các nhà quản trị doanh nghiệp thương mại điện tử trong việc hạn chế rủi ro cảm nhận, hướng đến nâng cao sự hài lòng của khách hàng về chất lượng của dịch vụ.
Download
Nguyên lý quản trị theo định hướng trọng dịch vụ, thành quả đổi mới và thành quả kinh doanh của doanh nghiệp
2019, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Quan điểm trọng dịch vụ (service-dominant logic - SDL) là một trường phái lý thuyết quản trị marketing mới đang thu hút nhiều học giả quan tâm gần đây. Để đưa lý thuyết này vào thực tiễn quản trị, cần phải kiểm chứng tính ưu việt của nó thông qua nguyên lý quản trị theo định hướng trọng dịch vụ (service dominant orientation – SDO). Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu xem SDO có giúp các DN cải thiện thành quả mang tính chiến lược của họ hay không? Với dữ liệu thực nghiệm ở Việt Nam, kết quả cho thấy SDO có tác động rất đáng kể đến thành quả kinh doanh và thành quả đổi mới của DN, không phân biệt là DN sản xuất hay dịch vụ. Theo đó, các hàm ý lý thuyết và quản trị được đề xuất.
Download
Ảnh hưởng của hội chứng FOMO và việc tiếp xúc với người có ảnh hưởng đến ý định mua hàng – Trường hợp sinh viên Đà Nẵng
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này đóng góp vào cơ sở lý thuyết hiện tại bằng cách xem xét vai trò điều tiết của hội chứng nỗi sợ bị bỏ lỡ (FOMO) trong ảnh hưởng của sự tiếp xúc với người có ảnh hưởng (influencer) đến ý định mua hàng, đồng thời cũng xem xét vai trò ảnh hưởng của FOMO đến ý định mua hàng thông qua các yếu tố tâm lý. Phân tích dữ liệu từ hơn 207 mẫu khảo sát các sinh viên tại Đà Nẵng cho thấy FOMO tác động đến ý định mua hàng thông qua ba biến trung gian: sự phấn khích được mong đợi, sự tự nâng cao bản thân và chi phí hối tiếc dự kiến. Trong đó, hai biến đầu tiên củng cố ý định mua hàng còn chi phí hối tiếc dự kiến làm suy yếu ý định mua hàng của sinh viên. Nghiên cứu này còn cho thấy mối quan hệ tích cực giữa sự tiếp xúc với influencer và ý định mua hàng, thông qua việc thúc đẩy mong muốn bắt chước và chủ nghĩa vật chất. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu không cho thấy vai trò điều tiết của FOMO đối với tác động của sự tiếp xúc với influencer đến chủ nghĩa vật chất và ý định mua hàng. Các hàm ý thực tiễn của kết quả nghiên cứu cũng được thảo luận. <br><br> Abstract <br>
This study contributes to the extant literature by examining the moderating role of Fear of Missing Out (FOMO) in the relationship between influencer exposure and purchase intention, while also investigating the effect of FOMO on purchase intention through the mediating roles of psychological factors. Data analysis from 207 survey samples collected from university students in Danang shows that FOMO affects purchase intentions through three mediating variables: anticipated excitement, self-enhancement, and anticipated expense regret. The first two variables strengthen purchase intentions, while anticipated expense regret weaken students' purchase intentions. This study also shows a positive relationship between exposure to influencers and purchase intentions through two mediating variables: desire to mimic and materialism. However, our results do not establish the moderating role of FOMO on the impacts that exposure to influencers has on materialism and purchase intentions. Practical implications of the research results are also discussed.
|