|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 29(7)
, Tháng 7/2018, Trang 52-64
|
|
Ảnh hưởng của hỗ trợ thương mại từ Mỹ đến xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ: Trường hợp các quốc gia thu nhập thấp và trung bình |
|
Pham Thi Bich Ngoc & Truong Thi Thuy Trang |
DOI:
Tóm tắt
Hỗ trợ thương mại là hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật nhằm tạo điều kiện cho sự hội nhập của các nước vào nền kinh tế thế giới thông qua các biện pháp nhằm thúc đẩy thương mại. Do vậy, hỗ trợ thương mại từ các nước nhập khẩu có thể mang lại lợi ích cho các nước xuất khẩu, đặc biệt là cho các nước đang phát triển. Bài nghiên cứu này tập trung tìm hiểu tác động của hỗ trợ thương mại của Mỹ đối với 46 quốc gia thu nhập thấp và trung bình khi xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ giai đoạn 2001 – 2014. Mô hình lực hấp dẫn và phương pháp Driscoll & Kraay sẽ được sử dụng để phân tích dữ liệu bảng ở cấp độ ngành cho các quốc gia này. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy rằng hỗ trợ thương mại từ Mỹ có tác động tích cực đến xuất khẩu thuỷ sản của các nước thu nhập trung bình và thấp vào thị trường Mỹ. Ngoài ra, nghiên cứu còn tìm ra tác động của các yếu tố khác đến xuất khẩu như chi phí thương mại có tác động nghịch biến và tỷ giá hối đoái có tác động đồng biến đối với xuất khẩu, và đặc biệt là sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế làm giảm tác động của hỗ trợ thương mại đối với xuất khẩu.
Từ khóa
Hỗ trợ thương mại; Xuất khẩu; Ngành thủy sản; Dữ liệu bảng; Thị trường Mỹ
|
Download
|
|
Kết nối vận tải hàng hải trong vai trò giảm thiểu tác động tiêu cực của khoảng cách địa lý đối với xuất khẩu của Việt Nam
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này được thực hiện để phân tích các tác động của kết nối vận tải hàng hải song phương đối với giá trị xuất khẩu của Việt Nam đến 40 quốc gia ven biển là đối tác xuất khẩu chính trong khoảng thời gian mười năm từ 2011 đến 2020. Nghiên cứu áp dụng phương pháp hồi quy Hai bước hệ thống GMM (Two-step system Generalized Method of Moments), và sử dụng các kiểm định cần thiết, để đảm bảo kết quả ước lượng của mô hình là vững, không chệch và phù hợp. Kết quả ước lượng của đa số các biến đều có ý nghĩa thống kê và phù hợp với các giả thuyết của mô hình trọng lực. Kết quả thực nghiệm không những khẳng định tầm quan trọng của kết nối vận tải hàng hải đối với xuất khẩu của Việt Nam mà còn kết luận kết nối vận tải đường biển song phương hiệu quả sẽ giúp giảm tác động tiêu cực của khoảng cách địa lý.
Download
Tác động của năng lực quốc gia về logistics đến xuất khẩu - Nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này sử dụng mô hình trọng lực cùng với dữ liệu bảng của 84 quốc gia để phân tích tác động của năng lực quốc gia về logistics đến xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng lực quốc gia về logistics của Việt Nam và của nước nhập khẩu có tác động thúc đẩy giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng năng lực quốc gia về logistics của Việt Nam có ảnh hưởng lớn hơn so với năng lực quốc gia về logistics của nước nhập khẩu. Đối với các yếu tố của hoạt động logistics, nhóm tiêu chí logistics liên quan đến đầu ra của chuỗi cung ứng bao gồm chi phí, thời gian và năng lực cung cấp dịch vụ logistics có tác động mạnh nhất đến xuất khẩu của Việt Nam. Nghiên cứu này cũng đã khẳng định tính vững của mô hình thông qua việc thay thế các cách đo lường khác nhau cho năng lực logistics của quốc gia và xử lý vấn đề nội sinh trong mô hình bằng cách áp dụng phương pháp hồi quy hai giai đoạn với biến công cụ.
Download
Tổng hợp phương pháp ước lượng thuế suất tương đương của các biện pháp phi thuế quan trong thương mại quốc tế
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết này nhằm mục đích cung cấp thông tin tổng quan về các phương pháp có thể sử dụng nhằm định lượng tác động của các biện pháp phi thuế quan trong thương mại quốc tế. Tuy rằng có các cách tiếp cận khác nhau trong việc ước tính thuế suất tương đương của các biện pháp phi thuế quan, các kết quả nghiên cứu đều cho thấy rằng các biện pháp phi thuế quan có ảnh hưởng rõ rệt đến kim ngạch thương mại song phương. Do đó, việc định lượng tác động của các biện pháp phi thuế quan là rất quan trọng trong quá trình hội nhập thương mại quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là trong việc đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do. Trong bài viết, nhóm tác giả sẽ tổng hợp và trình bày mô hình cơ sở lý thuyết và các phương pháp tiếp cận trong tính toán ước tính thuế suất tương đương của các biện pháp phi thuế quan dựa trên các nghiên cứu gần đây trên thế giới. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng áp dụng mô hình và ước lượng ước tính thuế suất tương đương cho 22 ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam tới 53 đối tác thương mại chính. Kết quả ước lượng phù hợp với các nghiên cứu trước đây trên thế giới và đã cung cấp bằng chứng về tác động của các biện pháp phi thuế quan đến thương mại quốc tế.
Download
Nghiên cứu vai trò của giới tính và kinh nghiệm của giám đốc đối với hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
So với việc buôn bán với các khách hàng trong nước, xuất khẩu tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn và vì vậy kết quả xuất khẩu mỗi doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào chất lượng của các quyết định quản trị. Trên thực tế, mỗi nhà quản trị có các đặc điểm tâm lý, tính cách riêng - những yếu tố chi phối đáng kể đến cơ chế ra quyết định. Với một mẫu gồm 1.859 quan sát từ các công ty sản xuất và các kỹ thuật hồi quy đa dạng như logit, tobit và bình phương nhỏ nhất, bài viết này phân tích tầm quan trọng của đặc điểm về giới và kinh nghiệm của giám đốc trong kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp. Nghiên cứu cho thấy các công ty bổ nhiệm phụ nữ làm giám đốc thường dễ tham gia xuất khẩu hơn và tỷ trọng doanh thu từ xuất khẩu cũng cao hơn. Ngoài ra, khi giám đốc càng có được nhiều kinh nghiệm thì họ càng giúp doanh nghiệp có kết quả tốt hơn. Những bằng chứng thực nghiệm này mang đến hàm ý rằng các doanh nghiệp thay vì e ngại lãnh đạo nữ thì hãy tạo cơ chế bình đẳng để nữ giới có thể gia nhập đội ngũ quản lý. Mặt khác, nghiên cứu này cho thấy các nỗ lực thúc đẩy bình đằng giới ở cả khu vực công và tư suốt nhiều năm qua là đúng đắn và cần thiết. <br><br>Abstract <br> Compared with domestic trade, export business has more risks and thus companies’ export revenues rely significantly on the quality of managerial decisions. In practice, each manager has his/her own pychological characteristics and personal traits which considerably determine their decision-making mechanisms. With a sample of 1,859 observations from manufacturing companies and various regression techniques such as logit, tobit and OLS, this paper investigates the roles of CEO genfer and experiences in companies’ export results. We find that companies with female CEOs are more likely to export and have higher export intensity. Besides, CEOs with more experience help their firms improve export results. These empirical findings imply that companies should create a fair mechanism for women to participate in their top-managememt teams instead of worrying about their performance. Moreover, this research shows that many efforts made by both public and private organizations over several years are appropriate and necessary.
Mối quan hệ phi tuyến tính giữa bất định chính sách kinh tế và cạnh tranh ngân hàng
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này xem xét tác động của sự bất định về chính sách kinh tế đến sức cạnh tranh ngân hàng của 1.006 ngân hàng tại 20 quốc gia trên thế giới thông qua dữ liệu của Refinitiv Eikon, giai đoạn 2009 - 2023. Bằng cách sử dụng phương pháp hiệu ứng tác động cố định, phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi, phương pháp hồi quy Driscoll-Kraay Standard Errors và IV-GMM đối với dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu cho thấy bất định chính sách kinh tế có tác động tích cực đến sức cạnh tranh ngân hàng ở cả hai chỉ số bao gồm chỉ số bất định chính sách kinh tế và chỉ số bất định thế giới. Tuy nhiên, hiệu ứng phi tuyến chỉ được tìm thấy ở chỉ số bất định chính sách kinh tế. Ngoài ra, khi xét đến mẫu các quốc gia đang phát triển và đã phát triển, chỉ số bất định chính sách kinh tế thể hiện tác động hình chữ U ngược với mẫu ngân hàng ở các quốc gia đã phát triển và tác động hình chữ U ở các quốc gia đang phát triển. Với chỉ số bất định toàn cầu, chỉ có tác động hình chữ U ngược ở các quốc gia đang phát triển. Từ đó, bài viết cũng cung cấp một số hàm ý chính sách nhằm giúp các nhà quản trị ngân hàng tại các quốc gia xây dựng chiến lược phù hợp vừa để ứng phó với những thay đổi trong môi trường chính sách kinh tế bất định, vừa đảm bảo tăng cường năng lực cạnh tranh. <br><br>Abstract<br>
This study investigates the impact of economic policy uncertainty on the banking competitiveness by analyzing data from 1,006 banks in 20 countries worldwide sourced from Refinitiv Eikon during the period 2009-2023. Employing fixed effects, feasible generalized least squares, Driscoll-Kraay standard errors, and IV-GMM for panel data, our findings reveal a positive influence of economic policy uncertainty on banking sector competitiveness, as measured by both the economic policy uncertainty index and the World uncertainty index. However, nonlinear effects are only evident in the case of the economic policy uncertainty index. Furthermore, when examining developing and developed countries separately, the economic policy uncertainty index exhibits an inverted U-shaped relationship with banking sector competitiveness in developed countries and a U-shaped relationship in developing countries. For the World uncertainty index, only an inverted U-shaped relationship is found in developing countries. Consequently, this study proposes several policy implications to assist bank managers in formulating appropriate strategies to both navigate the challenges posed by economic policy uncertainty environment and enhance their competitive edge.
|