|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 32(6)
, Tháng 6/2021, Trang 29-51
|
|
Tác động của năng lực quốc gia về logistics đến xuất khẩu - Nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam |
|
Pham Ho Ha Tram & dinh Tran Thanh My |
DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu này sử dụng mô hình trọng lực cùng với dữ liệu bảng của 84 quốc gia để phân tích tác động của năng lực quốc gia về logistics đến xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng lực quốc gia về logistics của Việt Nam và của nước nhập khẩu có tác động thúc đẩy giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng năng lực quốc gia về logistics của Việt Nam có ảnh hưởng lớn hơn so với năng lực quốc gia về logistics của nước nhập khẩu. Đối với các yếu tố của hoạt động logistics, nhóm tiêu chí logistics liên quan đến đầu ra của chuỗi cung ứng bao gồm chi phí, thời gian và năng lực cung cấp dịch vụ logistics có tác động mạnh nhất đến xuất khẩu của Việt Nam. Nghiên cứu này cũng đã khẳng định tính vững của mô hình thông qua việc thay thế các cách đo lường khác nhau cho năng lực logistics của quốc gia và xử lý vấn đề nội sinh trong mô hình bằng cách áp dụng phương pháp hồi quy hai giai đoạn với biến công cụ.
Từ khóa
Mô hình trọng lực; Năng lực quốc gia về logistics; Thuận lợi thương mại; Việt Nam
|
Download
|
|
Tổng hợp phương pháp ước lượng thuế suất tương đương của các biện pháp phi thuế quan trong thương mại quốc tế
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết này nhằm mục đích cung cấp thông tin tổng quan về các phương pháp có thể sử dụng nhằm định lượng tác động của các biện pháp phi thuế quan trong thương mại quốc tế. Tuy rằng có các cách tiếp cận khác nhau trong việc ước tính thuế suất tương đương của các biện pháp phi thuế quan, các kết quả nghiên cứu đều cho thấy rằng các biện pháp phi thuế quan có ảnh hưởng rõ rệt đến kim ngạch thương mại song phương. Do đó, việc định lượng tác động của các biện pháp phi thuế quan là rất quan trọng trong quá trình hội nhập thương mại quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là trong việc đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do. Trong bài viết, nhóm tác giả sẽ tổng hợp và trình bày mô hình cơ sở lý thuyết và các phương pháp tiếp cận trong tính toán ước tính thuế suất tương đương của các biện pháp phi thuế quan dựa trên các nghiên cứu gần đây trên thế giới. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng áp dụng mô hình và ước lượng ước tính thuế suất tương đương cho 22 ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam tới 53 đối tác thương mại chính. Kết quả ước lượng phù hợp với các nghiên cứu trước đây trên thế giới và đã cung cấp bằng chứng về tác động của các biện pháp phi thuế quan đến thương mại quốc tế.
Download
Ảnh hưởng của hỗ trợ thương mại từ Mỹ đến xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ: Trường hợp các quốc gia thu nhập thấp và trung bình
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Hỗ trợ thương mại là hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật nhằm tạo điều kiện cho sự hội nhập của các nước vào nền kinh tế thế giới thông qua các biện pháp nhằm thúc đẩy thương mại. Do vậy, hỗ trợ thương mại từ các nước nhập khẩu có thể mang lại lợi ích cho các nước xuất khẩu, đặc biệt là cho các nước đang phát triển. Bài nghiên cứu này tập trung tìm hiểu tác động của hỗ trợ thương mại của Mỹ đối với 46 quốc gia thu nhập thấp và trung bình khi xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ giai đoạn 2001 – 2014. Mô hình lực hấp dẫn và phương pháp Driscoll & Kraay sẽ được sử dụng để phân tích dữ liệu bảng ở cấp độ ngành cho các quốc gia này. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy rằng hỗ trợ thương mại từ Mỹ có tác động tích cực đến xuất khẩu thuỷ sản của các nước thu nhập trung bình và thấp vào thị trường Mỹ. Ngoài ra, nghiên cứu còn tìm ra tác động của các yếu tố khác đến xuất khẩu như chi phí thương mại có tác động nghịch biến và tỷ giá hối đoái có tác động đồng biến đối với xuất khẩu, và đặc biệt là sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế làm giảm tác động của hỗ trợ thương mại đối với xuất khẩu.
Download
Kết nối vận tải hàng hải trong vai trò giảm thiểu tác động tiêu cực của khoảng cách địa lý đối với xuất khẩu của Việt Nam
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này được thực hiện để phân tích các tác động của kết nối vận tải hàng hải song phương đối với giá trị xuất khẩu của Việt Nam đến 40 quốc gia ven biển là đối tác xuất khẩu chính trong khoảng thời gian mười năm từ 2011 đến 2020. Nghiên cứu áp dụng phương pháp hồi quy Hai bước hệ thống GMM (Two-step system Generalized Method of Moments), và sử dụng các kiểm định cần thiết, để đảm bảo kết quả ước lượng của mô hình là vững, không chệch và phù hợp. Kết quả ước lượng của đa số các biến đều có ý nghĩa thống kê và phù hợp với các giả thuyết của mô hình trọng lực. Kết quả thực nghiệm không những khẳng định tầm quan trọng của kết nối vận tải hàng hải đối với xuất khẩu của Việt Nam mà còn kết luận kết nối vận tải đường biển song phương hiệu quả sẽ giúp giảm tác động tiêu cực của khoảng cách địa lý.
Download
Các yếu tố tác động tới mức độ sẵn sàng xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đo lường mức độ sẵn sàng xuất khẩu (XK) của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Việt Nam và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới yếu tố này. Bằng cách khảo sát 200 DNNVV đang và sẽ XK, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ sẵn sàng XK của doanh nghiệp (DN) được thể hiện dưới các khía cạnh về tổ chức và sản phẩm. Bốn yếu tố tác động trực tiếp tới mức độ sẵn sàng XK bao gồm: yếu tố kích thích XK nội bộ, các yếu tố kích thích XK bên ngoài, hoạt động quốc tế hóa hướng nội và hoạt động chuẩn bị trước khi XK. Nghiên cứu đã đưa ra các khuyến nghị và đề xuất cho DN cũng như các nhà hoạch định chính sách. <br><br> Abstract <br>
The present study is conducted to measure the readiness to export of small and medium enterprises (SMEs) in Vietnam and examine its determinants. By surveying 200 Vietnamese exporting SMEs, research results show that the readiness to export of an enterprise is reflected in terms of organization and product. Four factors directly impact company export potential are internal export stimulus, external export stimulus, inward internationalization, and pre-export preparation activities. The study provides managerial implications and recommendations for enterprises as well as policy-makers.
Download
|