|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 32(2)
, Tháng 2/2021, Trang 65-80
|
|
Đóng góp của ngành ICT vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000–2019 |
|
dang Thi Viet duc & dang Huyen Linh |
DOI:
Tóm tắt
Mục tiêu của bài báo này là làm rõ đóng góp của ngành công nghệ thông tin và truyền thông (Information Communication Technology – ICT) tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000–2019 bằng mô hình hạch toán tăng trưởng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Thứ nhất, ngành ICT Việt Nam tăng trưởng cao hơn nền kinh tế; Thứ hai, đóng góp của năng suất tổng hợp các yếu tố của ngành ICT Việt Nam trong tăng trưởng GDP của ngành cao hơn so với số liệu tương ứng của nền kinh tế; và thứ ba, tổng đóng góp của các yếu tố đầu vào gồm vốn và lao động ngành ICT cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam chỉ đạt 2,28%. Tóm lại, mặc dù ngành ICT thể hiện được năng suất tổng hợp cao hơn mức trung bình của nền kinh tế, đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế của ngành ICT vẫn còn khiêm tốn tại Việt Nam.
Từ khóa
ICT; Tăng trưởng kinh tế; Việt Nam
|
Download
|
|
Chính sách thúc đẩy tăng trưởng từ kết quả ứng dụng khoa học công nghệ - đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhân dịp kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024) đã nhấn mạnh rất rõ vai trò của ứng dụng khoa học công nghệ - đổi mới sáng tạo, và cách mạng chuyển đổi số đối với vận mệnh của quốc gia và dân tộc. Thế giới hậu COVID-19 đang chìm trong cơn xoáy về bất ổn, những biến động đa chiều từ địa chính trị, kinh tế, và xã hội đan xen nhau, tạo nên bức tranh đầy thách thức cho các quốc gia. Việt Nam cũng không ngoại lệ, khi những bất ổn đã và đang len lỏi vào mọi ngõ ngách của nền kinh tế. Giữa vòng xoáy bất ổn như vậy, trong nguy có cơ, việc ứng dụng khoa học công nghệ - đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số có lẽ là tia hy vọng cho các chủ thể trong nền kinh tế để thích ứng trước những bất ổn. Chiến lược này mang đến những cơ hội, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, và nâng cao năng lực cạnh tranh cho trụ cột của nền kinh tế là các doanh nghiệp. Cốt lõi phải lấy nền tảng khoa học công nghệ - đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm kim chỉ nam trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực trên tiềm năng, vị thế sẵn có. <br><br> Abstract <br>
The article “Digital Transformation - An Important Driving Force for Developing Productive Forces, Perfecting Production Relations, and Bringing the Country into a New Era” by General Secretary and President To Lam, published on the occasion of the 79th anniversary of the National Day of the Socialist Republic of Vietnam (September 2, 1945 - September 2, 2024), clearly emphasizes the critical role of science and technology applications, innovation, and the digital transformation revolution in shaping the nation’s destiny. The post-COVID-19 world is immersed in a whirlwind of instability, marked by multi-dimensional fluctuations in geopolitics, economics, and society. These intertwined challenges create a daunting landscape for many nations, and Vietnam is no exception. Instability has been and continues to creep into every corner of its economy. Amid such an uncertain environment, where opportunity often coexists with danger, the application of science and technology, innovation, and digital transformation emerges as a beacon of hope. This strategy presents opportunities to promote innovation and enhance the competitiveness of the economy's key pillars—enterprises. At its core, the strategy must prioritize science and technology, innovation, and digital transformation as guiding principles, leveraging available resources and the nation’s inherent potential and strategic position
Tác động của chuyển đổi số đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Trong thập kỷ vừa qua, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số đang thay đổi cách chính phủ, doanh nghiệp và người dân tại các quốc gia trên thế giới tương tác với nhau. Nhiều bằng chứng cho thấy chuyển đổi số ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng và phát triển. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của chuyển đổi số đến tăng trưởng kinh tế cũng như tìm câu trả lời cho hiện tượng “đi tắt đón đầu” của các quốc gia đang phát triển và mới nổi. Bằng phương pháp ước lượng SGMM với dữ liệu 30 quốc gia châu Á trong giai đoạn 2004–2019, kết quả nghiên cứu cho thấy chuyển đổi số có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các quốc gia đang phát triển và mới nổi khó có thể tận dụng lợi thế chuyển đổi số để “đi tắt đón đầu” trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Download
Mô hình tăng trưởng vùng Nam Trung bộ VN giai đoạn 2001–2012: Một nghiên cứu thực nghiệm
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Sử dụng phương pháp kinh tế lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible Generalized Least Squares - FGLS), nghiên cứu tiến hành ước lượng các hệ số đóng góp của vốn và lao động trong mô hình tăng trưởng kinh tế của vùng Nam Trung Bộ giai đoạn 2001–2012. Trên cơ sở đó, nghiên cứu tính toán cấu trúc đóng góp của các nhân tố: Vốn, lao động, và năng suất các nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity - TFP) vào tăng trưởng kinh tế của vùng. Kết quả cho thấy nền kinh tế vùng Nam Trung Bộ hiện đang được vận hành bởi mô hình tăng trưởng theo chiều rộng với sự đóng góp chủ yếu của nhân tố vốn, lao động, và đóng góp của TFP khá thấp trong tăng trưởng kinh tế vùng. Điều này cũng hàm ý mô hình tăng trưởng hiện hữu của vùng hàm chứa nhiều yếu tố không bền vững trong quá trình phát triển.
Download
Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Hệ phương trình đồng thời
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu tiến hành khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến tăng trưởng kinh tế và giải thích cơ chế kinh tế mà qua đó tăng trưởng kinh tế có thể bị tác động của các biến vĩ mô một cách trực tiếp và gián tiếp. Với dữ liệu về giai đoạn 1986 – 2013 ở VN, hệ phương trình đồng thời được sử dụng để xây dựng các hàm hành vi vĩ mô quan trọng. Nghiên cứu đã phát hiện: (1) Đóng góp chủ yếu vào phát triển kinh tế là số lượng đầu tư hơn chất lượng đầu tư; (2) Vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế; (3) Xuất khẩu có tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế; (4) Đầu tư công, nhìn chung, thu hút đầu tư tư nhân; và (5) Thu nhập, mức hiệu dụng (Tỉ lệ giữa sản lượng thực và sản lượng tiềm năng) và lạm phát tối ưu có tác động cùng chiều đến tiêu dùng. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn phát hiện tăng trưởng GDP không phản ánh đầy đủ hiệu năng của nền kinh tế vì nó không tính đến các khoản chi trả yếu tố ròng từ nước ngoài, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, và thương mại nội ngành kém hiệu quả.
Download
|