|
Tạp chí phát triển kinh tế |
Số 284
, Tháng 6/2014, Trang 02-21
|
|
Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Hệ phương trình đồng thời |
|
Nguyen Hoang Bao |
DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu tiến hành khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến tăng trưởng kinh tế và giải thích cơ chế kinh tế mà qua đó tăng trưởng kinh tế có thể bị tác động của các biến vĩ mô một cách trực tiếp và gián tiếp. Với dữ liệu về giai đoạn 1986 – 2013 ở VN, hệ phương trình đồng thời được sử dụng để xây dựng các hàm hành vi vĩ mô quan trọng. Nghiên cứu đã phát hiện: (1) Đóng góp chủ yếu vào phát triển kinh tế là số lượng đầu tư hơn chất lượng đầu tư; (2) Vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế; (3) Xuất khẩu có tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế; (4) Đầu tư công, nhìn chung, thu hút đầu tư tư nhân; và (5) Thu nhập, mức hiệu dụng (Tỉ lệ giữa sản lượng thực và sản lượng tiềm năng) và lạm phát tối ưu có tác động cùng chiều đến tiêu dùng. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn phát hiện tăng trưởng GDP không phản ánh đầy đủ hiệu năng của nền kinh tế vì nó không tính đến các khoản chi trả yếu tố ròng từ nước ngoài, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, và thương mại nội ngành kém hiệu quả.
Từ khóa
Hệ phương trình đồng thời; Tăng trưởng kinh tế; Thương mại nội ngành
|
Download
|
|
Tác động của đô thị hóa đến nghèo: phân tích dữ liệu các tỉnh/thành Việt Nam giai đoạn 2016 - 2023
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng mới về tác động của đô thị hóa đến nghèo tại Việt Nam. Bằng dữ liệu bảng từ 63 tỉnh/thành trong giai đoạn 2016-2023 và mô hình hồi quy không gian, nghiên cứu đã tìm ra mối quan hệ có ý nghĩa giữa đô thị hóa và nghèo. Đô thị hóa không chỉ tác động trực tiếp đến nghèo trong phạm vi địa giới hành chính của địa phương mà còn tác động đến nghèo ở địa phương khác, còn được gọi là hiệu ứng lan tỏa. Tuy nhiên, hiệu ứng lan tỏa này chủ yếu được tạo ra bởi các tỉnh lân cận và giảm nhanh khi khoảng cách giữa các địa phương tăng lên. Kết quả này đề nghị rằng việc thành lập thêm các đô thị ở vùng xa và tăng cường sự kết nối vùng sẽ mang lại hiệu quả giảm nghèo cao hơn. <br><br>Abstract <br>
This study provides novel empirical evidence of the impact of urbanization on poverty in Vietnam. Using a panel dataset from 63 provinces/cities from 2016 to 2023 and spatial regression models, the study found a significant relationship between urbanization and poverty. Urbanization not only directly affects poverty within a province's administrative boundaries but also poverty in other provinces, known as the spillover effect. However, this spillover effect is mainly originates by adjacent provinces and gradually diminishes when the distance between provinces increases. The findings imply that establishing new urban areas in remote areas and enhancing regional connectivity will increase poverty reduction efficiency.
Download
Phân tích sự đóng góp của vốn nhân lực đến thu nhập và chênh lệch thu nhập theo yếu tố dân tộc tại đồng bằng sông Cửu Long
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này vận dụng lý thuyết vốn nhân lực của Mincer nhằm phân tích sự đóng góp của học vấn và kinh nghiệm đến thu nhập và chênh lệch thu nhập đối với 7.558 người lao động thuộc dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số tại đồng bằng sông Cửu Long, dựa vào Dữ liệu khảo sát mức sống dân cư năm 2018 của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Phương pháp ước lượng tương quan theo phương trình thu nhập của Mincer và phân tích thành phần Oaxaca và Blinder được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả phân tích thống kê cho thấy tỷ lệ lao động dân tộc thiểu số chiếm gần 8% tổng số lao động toàn vùng và họ đối mặt với hạn chế về học vấn so với lao động dân tộc Kinh. Liên quan đến thu nhập, lao động dân tộc thiểu số chỉ nhận khoảng 80% (hoặc thấp hơn xấp xỉ 1 triệu đồng/tháng) so với mức thu nhập của lao động dân tộc Kinh trên thị trường lao động. Sự chênh lệch này một phần do ảnh hưởng của hạn chế về vốn nhân lực (chiếm 57%); trong khi đó, sự ảnh hưởng của vốn nhân lực đến chênh lệch thu nhập giữa lao động thành thị và nông thôn chỉ ở mức 22%. Xuất phát từ kết quả nghiên cứu, một vài hàm ý chính sách liên quan đến đầu tư về giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học cho thanh thiếu niên dân tộc thiểu số cần được quan tâm nhằm cải thiện thu nhập và thu hẹp chênh lệch thu nhập trên thị trường lao động.
Download
Đóng góp của ngành ICT vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000–2019
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục tiêu của bài báo này là làm rõ đóng góp của ngành công nghệ thông tin và truyền thông (Information Communication Technology – ICT) tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000–2019 bằng mô hình hạch toán tăng trưởng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Thứ nhất, ngành ICT Việt Nam tăng trưởng cao hơn nền kinh tế; Thứ hai, đóng góp của năng suất tổng hợp các yếu tố của ngành ICT Việt Nam trong tăng trưởng GDP của ngành cao hơn so với số liệu tương ứng của nền kinh tế; và thứ ba, tổng đóng góp của các yếu tố đầu vào gồm vốn và lao động ngành ICT cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam chỉ đạt 2,28%. Tóm lại, mặc dù ngành ICT thể hiện được năng suất tổng hợp cao hơn mức trung bình của nền kinh tế, đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế của ngành ICT vẫn còn khiêm tốn tại Việt Nam.
Download
Phản ứng tiền tệ của châu á và việt nam với tác động tràn từ chính sách tiền tệ trung quốc: sự khác biệt từ đặc điểm kinh tế
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu phân tích phản ứng tiền tệ của châu Á và Việt Nam với cú sốc chính sách tiền tệ (CSTT) Trung Quốc bằng mô hình tự hồi qui vectơ ứng dụng thống kê Bayes (BVAR). Các đặc điểm độ mở thương mại, mức hội nhập tài chính, chế độ tỷ giá và tình trạng phụ thuộc hàng nguyên nhiên liệu thô được tính đến trong mô hình làm cơ sở giải thích sự khác nhau trong phản ứng. Sử dụng dữ liệu tần suất quí của 10 nước châu Á và Việt Nam trong giai đoạn 2002Q1-2018Q3, nghiên cứu cho thấy CSTT châu Á không phản ứng với cú sốc CSTT Trung Quốc nhưng CSTT Việt Nam có phản ứng. Mức hội nhập tài chính và chế độ tỷ giá không phải là nguyên nhân giải thích cho sự khác biệt trong phản ứng với tác động của CSTT Trung Quốc. CSTT nước có độ mở thương mại cao và xuất khẩu hàng nguyên nhiên liệu thô phản ứng với CSTT Trung Quốc trong khi nước có độ mở thương mại thấp và nhập khẩu hàng nguyên nhiên liệu thô lại không phản ứng.
Download
Mô hình tăng trưởng vùng Nam Trung bộ VN giai đoạn 2001–2012: Một nghiên cứu thực nghiệm
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Sử dụng phương pháp kinh tế lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible Generalized Least Squares - FGLS), nghiên cứu tiến hành ước lượng các hệ số đóng góp của vốn và lao động trong mô hình tăng trưởng kinh tế của vùng Nam Trung Bộ giai đoạn 2001–2012. Trên cơ sở đó, nghiên cứu tính toán cấu trúc đóng góp của các nhân tố: Vốn, lao động, và năng suất các nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity - TFP) vào tăng trưởng kinh tế của vùng. Kết quả cho thấy nền kinh tế vùng Nam Trung Bộ hiện đang được vận hành bởi mô hình tăng trưởng theo chiều rộng với sự đóng góp chủ yếu của nhân tố vốn, lao động, và đóng góp của TFP khá thấp trong tăng trưởng kinh tế vùng. Điều này cũng hàm ý mô hình tăng trưởng hiện hữu của vùng hàm chứa nhiều yếu tố không bền vững trong quá trình phát triển.
Download
|