|
Tạp chí phát triển kinh tế |
Năm thứ. 27(10)
, Tháng 10/2016, Trang 94-113
|
|
Quản trị chuỗi cung ứng - Giải pháp gia tăng lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Tình huống tại Đà Nẵng |
|
Le Thi Minh Hang |
DOI:
Tóm tắt
Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) có ảnh hưởng tích cực tới việc cải thiện lợi thế cạnh tranh, gia tăng hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) (Chin & cộng sự, 2012). Trong nghiên cứu này, thang đo vận hành chuỗi cung ứng được kiểm định trong điều kiện VN. Tác giả tiến hành đo lường vận hành chuỗi cung ứng tại 148 DNVVN tại Đà Nẵng. Kết quả cho thấy DNVVN Đà Nẵng mới chỉ thực hiện một số vận hành SCM mang tính truyền thống như: Quan tâm tới chất lượng của nhà cung cấp, tương tác với khách hàng, đo lường đánh giá sự hài lòng của khách hàng, còn lại việc vận hành những nội dung khác trong SCM còn khá khiêm tốn. Bên cạnh việc chỉ ra những tồn tại trong vận hành SCM của DNVVN Đà Nẵng, tác giả còn đề xuất một số hàm ý chính sách giúp doanh nghiệp cải thiện vận hành SCM, nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh trong thời gian tới.
Từ khóa
Quản trị chuỗi cung ứng; Doanh nghiệp vừa và nhỏ; Vận hành; Đo lường.
|
Download
|
|
Nghiên cứu ảnh hưởng của năng lực số và lãnh đạo số đến năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài nghiên cứu nhằm làm rõ ảnh hưởng của năng lực số và lãnh đạo số đến năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại Việt Nam. Đề trả lời cho câu hỏi nghiên cứu năng lực số và lãnh đạo số có ảnh hưởng như thế nào đến năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp vừa vả nhỏ tại Việt Nam, bài nghiên cứu áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua Mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM) để phân tích 271 câu trả lời khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng lực số và lãnh đạo số đều có tác động tích cực tới năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp SMEs. Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đề xuất những gợi ý cho các doanh nghiệp SMEs nhằm phát triển năng lực số, lãnh đạo số và kết quả là phát triển năng lực đổi mới sáng tạo.<br><br> Abstract <br>
The research aims to investigate the influence of digital capabilities and digital leadership on the innovation capabilities of small and medium-sized enterprises (SMEs) in Vietnam. To answer the research question of how digital capabilities and digital leadership affect the innovation capabilities of SMEs in Vietnam, the study applied a quantitative research method using the Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS-SEM) to analyze 271 survey responses. The research results indicate that both digital capabilities and digital leadership have a positive impact on the innovation capabilities of SMEs. Based on these research findings, the author proposes recommendations for SMEs to develop digital capabilities, and digital leadership, and ultimately enhance their innovation capabilities.
Download
Mối quan hệ giữa năng lực đổi mới, năng lực tích hợp và kết quả hoạt động kinh doanh - Nghiên cứu điển hình tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở kế thừa các lý thuyết nền tảng là lý thuyết nguồn lực RBV (Resource-Based view) và lý thuyết năng lực động (Dynamic capability) nhằm xem xét sự ảnh hưởng của năng lực đổi mới tới năng lực tích hợp và sự tác động của năng lực tích hợp tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ. Với khách thể nghiên cứu là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ, năng lực đổi mới được tiếp cận trên khía cạnh của đổi mới sáng tạo dịch vụ bán lẻ, năng lực tích hợp được xem xét trên phương diện quản trị thông tin tích hợp và xúc tiến tích hợp. Bằng việc thực hiện điều tra khảo sát 197 doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích PLS-SEM để phân tích dữ liệu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra vai trò tiền đề của năng lực đổi mới dịch vụ trong việc nuôi dưỡng và thúc đẩy năng lực quản trị thông tin tích hợp và năng lực xúc tiến tích hợp. Đồng thời, năng lực quản trị thông tin tích hợp và năng lực xúc tiến tích hợp là những yếu tố quan trọng giúp cải thiện đáng kể kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ.
Download
Tương tác trực tuyến và ý định mua hàng: Tầm quan trọng của người ảnh hưởng
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Cuộc cách mạng số hóa và sự phổ biến của các nền tảng mạng xã hội đã làm nổi bật vai trò của người ảnh hưởng trong định hình hành vi tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh mua sắm trực tuyến. Nghiên cứu này nhằm khám phá tác động của cảm nhận về chuyên môn và sự đáng tin của người ảnh hưởng đối với thái độ và ý định mua hàng của người tiêu dùng, đồng thời kiểm tra vai trò điều tiết của tương tác trong các mối quan hệ này. Với cỡ mẫu 250 người là cư dân Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng mạng xã hội, nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp chọn mẫu thuận tiện và phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (PLS-SEM). Kết quả cho thấy cảm nhận chuyên môn của người ảnh hưởng có tác động đáng kể đến sự đáng tin và thái độ. Đặc biệt, tương tác giữa người ảnh hưởng và người tiêu dùng điều tiết mạnh mẽ mối quan hệ giữa chuyên môn và sự đáng tin cũng như thái độ. Nghiên cứu không chỉ góp phần làm phong phú các lý thuyết về ý định hành vi truyền thống mà còn cung cấp hàm ý thực tiễn cho các doanh nghiệp trong việc lựa chọn và hợp tác với người ảnh hưởng. <br><br>Abstract<br>
The digital revolution and the popularity of social media platforms have highlighted the role of influencers in shaping consumer behavior, especially in online shopping. This study explores the impact of influencer expertise and trustworthiness on consumer attitude and purchase intention and examines the moderating role of interaction in these relationships. With a sample size of 250 Ho Chi Minh City residents using social media, the study was conducted through convenience sampling and structural equation modeling (PLS-SEM). The results showed that influencer expertise significantly impacts trustworthiness and attitude. In particular, influencer-consumer interaction strongly moderates the relationship between knowledge, trustworthiness, and attitude. The study contributes to enriching the traditional behavioral intention theories and provides practical implications for businesses in selecting and cooperating with influencers.
Đồng tạo giá trị và lòng trung thành của khách hàng thế hệ Z trong bối cảnh nền kinh tế số tại Việt Nam: Vai trò trung gian của trải nghiệm thương hiệu trực tuyến
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này đánh giá tác động của đồng tạo giá trị tới lòng trung thành của khách hàng thế hệ Z trong bối cảnh nền kinh tế số tại Việt Nam, đồng thời xem xét vai trò trung gian của trải nghiệm thương hiệu trực tuyến. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng thông qua mô hình phương trình cấu trúc bình phương tối thiểu từng phần. Kết quả phân tích từ mẫu 426 khách hàng thế hệ Z tại Việt Nam cho thấy đồng tạo giá trị có ảnh hưởng tích cực tới lòng trung thành của khách hàng thế hệ Z trong bối cảnh nền kinh tế số tại Việt Nam. Bên cạnh đó, trải nghiệm thương hiệu trực tuyến đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa đồng tạo giá trị và lòng trung thành của khách hàng thế hệ Z. Một số thảo luận và gợi ý được nhóm tác giả đưa ra cho các nhà quản trị doanh nghiệp.
<br><br>Abstract <br>
This study examines the impact of value co-creation on Generation Z (Gen Z) customers' loyalty while also investigating the mediating role of online brand experience in the context of Vietnam's digital economy. The research employs a quantitative method using Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS-SEM). The analysis of a sample of 426 Gen Z customers in Vietnam reveals that value co-creation positively influences Gen Z's loyalty in the context of Vietnam's digital economy. Additionally, online brand experience plays a mediating role in this relationship. The authors provide key insights and managerial recommendations for business leaders.
Download
Xung đột mối quan hệ và hành vi chia sẻ kiến thức: Vai trò điều tiết của lãnh đạo định hướng kiến thức
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Chia sẻ kiến thức đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, nhân viên có thể miễn cưỡng khi tham gia vào quá trình chia sẻ kiến thức. Xung đột mối quan hệ giữa các cá nhân là một hiện tượng phổ biến tại nơi làm việc, nhưng tác động của nó đối với hành vi chia sẻ kiến thức vẫn chưa được nghiên cứu một cách toàn diện. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của xung đột mối quan hệ đến hành vi chia sẻ kiến thức của nhân viên, đồng thời khám phá vai trò điều tiết của phong cách lãnh đạo định hướng kiến thức trong mối quan hệ này. Nghiên cứu sử dụng mẫu khảo sát gồm 202 nhân viên ngành ngân hàng, một khối ngành kiến thức chuyên sâu. Phần mềm SmartPLS được áp dụng để phân tích mô hình đo lường và mô hình cấu trúc. Kết quả chỉ ra rằng xung đột mối quan hệ có tác động tiêu cực đến hành vi chia sẻ kiến thức ẩn và kiến thức hiện của nhân viên. Đặc biệt, phong cách lãnh đạo định hướng kiến thức được xác định có khả năng làm giảm thiểu tác động tiêu cực của xung đột mối quan hệ đối với hành vi chia sẻ kiến thức hiện. Dựa trên những phát hiện này, bài nghiên cứu đề xuất các hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy hành vi chia sẻ kiến thức trong tổ chức. <br> <br> Abstract <br>
Knowledge sharing plays a crucial role in enhancing an organization's competitive advantage. However, for various reasons, employees may be reluctant to engage in the knowledge-sharing process. Relationship conflict among individuals is a common phenomenon in the workplace; yet, its impact on knowledge-sharing behavior has not been comprehensively studied. The objective of this research is to assess the influence of relationship conflict on employees' knowledge-sharing behavior while exploring the moderating role of a knowledge-oriented leadership style in this relationship. The study utilized a survey sample of 202 employees in the banking sector, which is a knowledge-intensive industry. SmartPLS software was employed to analyze both the measurement model and the structural model. The findings indicate that relationship conflict negatively affects employees' sharing behavior for both tacit and explicit knowledge. Notably, knowledge-oriented leadership style was identified as an effective factor in mitigating the negative impact of relationship conflict on explicit knowledge-sharing behavior. Based on these findings, the study provides managerial implications for fostering knowledge-sharing behavior within organizations.
Download
|