|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 32(5)
, Tháng 5/2021, Trang 18-40
|
|
Vai trò của các yếu tố đặc điểm ngân hàng đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu trong giai đoạn COVID-19 |
|
Nguyen Thi Thieu Quang & Ha Xuan Thuy |
DOI:
Tóm tắt
Tỷ suất sinh lợi là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đều không xem xét các định chế tài chính do tính chất trung gian tài chính cũng như sự quản lý nghiêm ngặt của các cơ quan có thẩm quyền của các định chế này. Nghiên cứu này đánh giá vai trò của các đặc điểm ngân hàng đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu của các ngân hàng Việt Nam có xét đến vai trò của đại dịch COVID-19. Nghiên cứu tìm thấy mối tương quan nghịch giữa hệ số thanh khoản, chất lượng tín dụng và dư nợ cho vay với tỷ suất sinh lợi cổ phiếu. Đặc biệt, trong giai đoạn COVID-19, các yếu tố quy mô và dư nợ cho vay đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến nhu cầu của nhà đầu tư và từ đó ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi. Trên cơ sở phân tích cơ chế tác động của các yếu tố đặc điểm ngân hàng, nghiên cứu phát hiện thêm rằng tác động của quy mô, chất lượng tín dụng và dư nợ cho vay với tỷ suất sinh lợi cổ phiếu chủ yếu thông qua tác động đến rủi ro vỡ nợ. Trong khi đó, tác động của hệ số thanh khoản chủ yếu thông qua rủi ro riêng lẻ và rủi ro hệ thống của cổ phiếu.
Từ khóa
COVID-19, đặc điểm ngân hàng, tỷ suất sinh lời cổ phiếu
|
Download
|
|
Covid-19 và giá cổ phiếu của các ngân hàng thương mại: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục tiêu của bài nghiên cứu này là phân tích tác động của dịch bệnh virus corona 2019 (Covid-19) đến giá cổ phiếu của các ngân hàng tại Việt Nam. Mẫu dữ liệu được thu thập theo ngày tại Việt Nam, giai đoạn từ ngày 30/01/2020 đến ngày 26/01/2021. Trong đó, dữ liệu cổ phiếu ngân hàng được thu thập từ kết quả giao dịch của 15 cổ phiếu thuộc ngành ngân hàng được niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Khác với các nghiên cứu trước, bài nghiên cứu này xác định Covid-19 thông qua ba tiêu chí khác nhau, gồm: số ca nhiễm Covid-19 trong nước, số ca nhiễm Covid-19 nhập cảnh, và số ca tử vong do Covid-19 được ghi nhận theo ngày tại Việt Nam. Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu cho thấy Covid-19 có tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu của các ngân hàng, kết quả này được tìm thấy trong cả ba tiêu chí đo lường Covid-19. Trong đó, giá cổ phiếu của các ngân hàng bị tác động mạnh nhất bởi số ca tử vong do Covid-19 và bị tác động thấp nhất bởi số ca nhiễm Covid-19 nhập cảnh, đây là phát hiện mới của bài nghiên cứu này. Điều này cho thấy, giá cổ phiếu của các ngân hàng phản ứng khá mạnh mẽ trước diễn biến của dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam, đặc biệt là diễn biến về số ca tử vong do Covid-19. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn tìm thấy tác động tích cực của biến kiểm soát giá trị vốn hóa đến giá cổ phiếu của các ngân hàng.
Download
Mối quan hệ phi tuyến giữa tạo thanh khoản và tỷ lệ an toàn vốn: Bằng chứng từ hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu phân tích mối quan hệ phi tuyến hai chiều giữa tạo thanh khoản và tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam bằng cách sử dụng hồi quy ngưỡng dành cho dữ liệu bảng với mẫu gồm 24 NHTM trong giai đoạn 2007–2023. Kết quả ước lượng cho thấy tác động của tỷ lệ an toàn vốn đến tạo thanh khoản và ngược lại, ảnh hưởng của tạo thanh khoản đến tỷ lệ an toàn vốn đều mang tính phi tuyến, cho thấy ngưỡng tồn tại. Tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn ngưỡng làm giảm tạo thanh khoản, nhưng khi vượt qua ngưỡng lại làm tăng. Ở chiều ngược lại, tạo thanh khoản thấp hơn ngưỡng làm giảm tỷ lệ an toàn vốn nhưng cao hơn mức ngưỡng lại làm tăng. Những phát hiện này cho thấy chính sách quản lý Nhà nước cần có sự phối hợp giữa tạo thanh khoản và mức độ đầy đủ vốn để thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của hệ thống ngân hàng.
<br><br>Abstract <br>
This study investigates the bidirectional nonlinear relationship between liquidity creation (LC) and the capital adequacy ratio (CAR) in Vietnamese commercial banks by employing panel threshold regression (PTR) with a sample of 24 banks from 2007 to 2023. The empirical results reveal a nonlinear impact of CAR on LC and vice versa, indicating the existence of threshold effects. Specifically, when the capital adequacy ratio falls below a certain threshold, liquidity creation decreases; however, once CAR exceeds the threshold, liquidity creation increasesn. Conversely, when liquidity creation falls below its threshold, the capital adequacy ratio decreases, whereas exceeding the liquidity creation threshold leads to an increase in CAR. These findings highlight the need for policymakers to coordinate liquidity creation and capital adequacy policies to foster a sound banking system.
Download
Ảnh hưởng của quản trị doanh nghiệp và đa dạng hóa ngân hàng đến sự ổn định của ngân hàng thương mại Việt Nam: Ước lượng SYS-GMM
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục đích chính của nghiên cứu này là vận dụng mô hình hồi quy xu hướng tổng quát có hệ thống (SYS-GMM) đánh giá tác động của quản trị doanh nghiệp và đa dạng hóa ngân hàng (Đa dạng hóa thu nhập và đa dạng hóa tài sản) đến sự ổn định của 26 ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam giai đoạn 2011–2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đa dạng hóa thu nhập và đa dạng hóa tài sản có mối tương quan âm với chỉ số Z-score của các NHTM. Ngược lại, quy mô hội đồng quản trị (HĐQT), số lượng thành viên nữ, số lượng thành viên ban tổng giám đốc (TGĐ), tỷ lệ sở hữu nhà nước, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tác động tích cực đến sự ổn định của các NHTM Việt Nam. Số lượng thành viên HĐQT độc lập, tỷ lệ sở hữu HĐQT chưa tạo động lực để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro của các NHTM. Bên cạnh đó, sự tham gia của các yếu tố quản trị doanh nghiệp làm tăng cường độ tác động của đa dạng hóa tài sản đến sự ổn định của các NHTM và đây là điểm khá thú vị của nghiên cứu này. Nhóm tác giả đã đề xuất một số hàm ý chính sách đối với quản trị doanh nghiệp và đa dạng hóa thu nhập và đa dạng hóa tài sản nhằm tăng cường sự ổn định của NHTM Việt Nam.
<br><br>Abstract<br>
The purpose of this paper is to apply systematic generalized method of moments (SYS-GMM) regression model to evaluate the impact of corporate governance and bank diversification (including income and asset diversification) on the stability of 26 Vietnamese commercial banks over the period of 2011–2022. The results indicate that income and asset diversification are negatively correlated with the banks' Z-score. In contrast, factors such as the board size, the number of female board members, the number of general directors, state ownership percentage, and foreign ownership percentage positively influence the stability of Vietnamese commercial banks. However, the number of independent board ownership and the board ownership do not contribute to enhancing the banks' risk management efficiency. Additionally, corporate governance mechanisms strengthen the impact of asset diversification on the stability of commercial banks, which is a noteworthy finding of this study. The authors propose several policy implications for improving corporate governance, income diversification, and asset diversification to enhance the stability of Vietnamese commercial banks.
Download
Cạnh tranh và ổn định ngân hàng – Vai trò điều tiết của bất định chính sách kinh tế
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này kiểm tra vai trò điều tiết của bất định chính sách kinh tế đến mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng tại 20 quốc gia qua giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2023. Bằng cách sử dụng mô hình biến công cụ thông qua phương pháp mô men tổng quát (Generalized Method Of Moments ‒ GMM) dựa trên dữ liệu không cân bằng ở cấp độ ngân hàng, kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết cạnh tranh - ổn định và đồng thời khẳng định tác động điều tiết của bất định chính sách kinh tế đến mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng, thông qua chỉ số bất định chính sách kinh tế (Economic Policy Uncertainty – EPU). Điều này được củng cố vững chắc thông qua phương pháp ước lượng bình phương bé nhất khả thi (Feasible Generalized Least Squares - FGLS), ước lượng bình phương bé nhất vững (Robust Ordinary Least Squares) và hồi quy sai số chuẩn Driscoll-Kraay. Tuy nhiên, tất cả đều không tìm thấy kết quả tương tự với bất định chính sách kinh tế được đo lường thông qua chỉ số bất định toàn cầu. Nghiên cứu thực nghiệm của tác giả có ý nghĩa chính sách cụ thể đối với nhà quản trị ngân hàng, nhà hoạch định chính sách trong việc ra quyết định nhằm nâng cao sức cạnh tranh, ổn định hệ thống ngân hàng trong bối cảnh bất định chính sách kinh tế hiện nay.
<br><br>Abstract<br>
This study examines the moderating role of economic policy uncertainty (EPU) the relationship between competition and bank stability in 20 countries over the period 2009 to 2023. Using an instrumental variable (IV) approach through the generalized method of moments (GMM), based on unbalanced panel data at the bank level, the results support the competition-stability hypothesis and confirm the moderating effect of economic policy uncertainty on the relationship between bank competition and bank stability via the economic policy uncertainty index. This is firmly supported by feasible generalized least squares (FGLS) estimation, robust ordinary least squares (Robust OLS) estimation, and Driscoll-Kraay standard error regression. However, all of them do not find similar results with economic policy uncertainty measured through the world uncertainty index (WUI). The empirical findings provide specific policy implications for bank managers and policymakers in making decisions to enhance competitiveness and stabilize the banking system amid current economic policy uncertainty.
Download
Tác động của đa dạng hóa và cơ cấu sở hữu đến hiệu quả hoạt động ngân hàng Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Trong bối cảnh thị trường tài chính đang trên đà phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, hoạt động đa dạng hóa thu nhập nổi lên được quan tâm sâu sắc và vướng phải nhiều tranh cãi. Dưới ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu, liệu đa dạng hóa có mang lại kết quả tích cực? Nghiên cứu đánh giá tác động của đa dạng hóa và cơ cấu sở hữu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng dựa trên dữ liệu của 27 ngân hàng niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2010-2023, sử dụng kết hợp phương pháp FEM, REM, sai số chuẩn mạnh và FGLS để khắc phục các khuyết tật của mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động, nhưng dưới ảnh hưởng của sở hữu Nhà nước trên 20% đem lại tác động tiêu cực Thông qua nghiên cứu, các NHTM và Chính phủ Việt Nam có thể điều chỉnh đa dạng hóa và tổ chức cơ cấu vốn sao cho tối đa hóa được lợi nhuận. <br><br>Abstract <br>
In the backdrop of a thriving financial market in Vietnam, income diversification emerges as a topic of keen interest and considerable debate. Under the influence of ownership structure, does diversification yield positive outcomes? This study evaluates the impact of diversification and ownership structure on bank performance, drawing from data of 27 listed banks in Vietnam spanning from 2010 to 2023. Employing a combination of FEM robust standard error, FGLS and Two-step System GMM methods to address model deficiencies. Research findings indicate that diversification positively impacts operational efficiency, but under the influence of State ownership exceeding 20%, it yields adverse effects. Through this study, commercial banks and the Vietnamese Government can adjust diversification and ownership structure to maximize profits.
Download
|