|
Tạp chí phát triển kinh tế |
Năm thứ. 27(11)
, Tháng 11/2016, Trang 04-26
|
|
Mối quan hệ giữa tiết kiệm, vị thế tài sản nước ngoài ròng và sự biến động của tài khoản vãng lai |
|
Nguyễn Thị Liên Hoa & Lê Ngọc Toàn |
DOI:
Tóm tắt
Bài nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa tiết kiệm, vị thế tài sản nước ngoài ròng và sự biến động của tài khoản vãng lai thông qua kiểm định các quy tắc truyền thống, quy tắc mới và sự kết hợp của hai quy tắc này. Mẫu nghiên cứu gồm 44 quốc gia phát triển và đang phát triển giai đoạn 1980–2013. Quy tắc truyền thống cho rằng phản ứng tài khoản vãng lai sẽ bằng với lượng tiết kiệm được tạo ra bởi các cú sốc thu nhập tạm thời. Trong khi quy tắc mới hàm ý tác động của cú sốc thu nhập tạm thời đối với cán cân tài khoản vãng lai bằng với lượng tiết kiệm nhân với vị thế tài sản nước ngoài ròng. Khi vị thế tài sản nước ngoài ròng là trung bình, sự kết hợp hai quy tắc nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ: Các quy tắc mới chiếm ưu thế và quy tắc truyền thống đóng vai trò thứ yếu. Khi so sánh giữa 2 nhóm nước, tác giả nhận thấy: (1) Đối với nhóm nước phát triển, quy tắc mới chiếm ưu thế, và (2) Đối với các nước đang phát triển, quy tắc truyền thống chiếm ưu thế đồng thời tài sản ròng tương quan âm với tài khoản vãng lai.
Từ khóa
Tiết kiệm; Vị thế tài sản nước ngoài ròng; Tài khoản vãng lai; Quy tắc truyền thống; Quy tắc mới.
|
Download
|
|
Mối Quan Hệ giữa Tự Nhận Thức và Lãng Phí Thực Phẩm của Người Tiêu Dùng: So Sánh Cách Tiếp Cận Tập Trung vào Biến Số và Tập Trung vào Cá Nhân
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này khám phá mối quan hệ giữa 04 loại tự nhận thức tiêu dùng bậc cao (CID: đạo đức, hợp lý, tiết kiệm, và lãng phí) với thái độ, ý định và hành vi liên quan đến lãng phí thực phẩm, thông qua so sánh hai cách tiếp cận: tập trung vào biến số và tập trung vào cá nhân. Cách tiếp cận tập trung vào biến số cho thấy CID-đạo đức, CID-hợp lý, và CID-tiết kiệm có mối quan hệ cùng chiều với thái độ và ý định, trong khi CID-lãng phí có mối quan hệ trái chiều. CID-đạo đức, CID-hợp lý, và CID-tiết kiệm có mối quan hệ ngược chiều với hành vi, trong khi CID-lãng phí lại có mối quan hệ cùng chiều. Cách tiếp cận tập trung vào cá nhân xác định 03 nhóm tiêu dùng: Nhóm xanh, Nhóm cân bằng và Nhóm lãng phí. Nhóm xanh phản đối mạnh mẽ lãng phí thực phẩm, có ý định tiết giảm cao và hành vi lãng phí thấp nhất. Ngược lại, Nhóm lãng phí có mức độ lãng phí cao nhất, thái độ ít tích cực nhất và ý định yếu nhất. Nhóm cân bằng có mức độ thái độ, ý định và hành vi ở giữa 03 nhóm. Kết quả từ hai cách tiếp cận bổ sung cho nhau, cung cấp cái nhìn sâu hơn về mối quan hệ giữa 04 loại CID tổng quát và các kết cục về lãng phí thực phẩm.
Tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) tại các nước đang phát triển: Khảo lược và hướng nghiên cứu mới
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Ngân hàng trung ương (NHTW) đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế thông qua việc thực hiện các chính sách tiền tệ (CSTT) hiệu quả. Một lĩnh vực mới nổi đã thu hút được sự chú ý trong những năm gần đây là Tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC). CBDC là một phiên bản kỹ thuật số của tiền mặt được phát hành và quản lý bởi các NHTW, cung cấp tính bảo mật và ổn định cao hơn so với các tài sản tiền điện tử tư nhân. Việc áp dụng CBDC có thể mang lại những lợi ích cũng như rủi ro gì cho nền kinh tế là vấn đề được quan tâm trong thời gian qua. Nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích những tác động của CBDC đến nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là việc thực thi CSTT, sự ổn định của hệ thống tài chính cũng như các khía cạnh kỹ thuật khi được áp dụng. Chúng tôi cũng định hướng những hướng nghiên cứu tiếp theo có thể được tiến hành trong tương lai trong bối cảnh các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. <br><br>Abstract<br>
The central bank plays an important role in promoting macroeconomic stability and economic growth through effective monetary policies. A newly emerging field that has attracted attention in recent years is the Central Bank Digital Currency (CBDC). CBDC is a digital version of cash issued and managed by central banks, providing higher security and stability than private digital assets. The application of CBDC may bring both benefits and risks to the economy, which has been a concern in recent times. This research will focus on analyzing the impacts of CBDC on the economies of developing countries, particularly in the implementation of monetary policies, financial system stability, and technical aspects when applied. The author also aim to identify potential future research directions in the context of developing countries, including Vietnam.
Download
Không gian Kinh tế Ba chiều của Tiền Điện tử trên Thiết bị Di động: Kinh nghiệm Quốc tế và Hàm ý đối với Việt Nam
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết đánh giá vai trò của mobile money theo ba chiều cạnh kinh tế, gồm vi mô, vĩ mô và quốc tế. Phân tích định tính tập trung vào các kết quả nghiên cứu quốc tế và ghi nhận rằng mobile money góp phần nâng cao mức sống của người dân thông qua tăng cường chia sẻ rủi ro, cải thiện tốc độ tăng trưởng thông qua khắc phục tính bất đối xứng về thông tin, và định hình lại hệ thống tiền tệ quốc tế thông qua lưu chuyển vốn xuyên quốc gia với tốc độ nhanh và lưu lượng cao. Phân tích định lượng tập trung vào chiều cạnh vĩ mô, sử dụng một bộ dữ liệu gồm 82 nền kinh tế trong giai đoạn 2011-2017. Bằng chứng thực nghiệm chỉ ra rằng 10% gia tăng của tỷ lệ người dân từ 15 tuổi sử dụng dịch vụ mobile money đi kèm với sự gia tăng của tốc độ tăng trưởng kinh tế với mức 0,011% đối với các nước thu nhập cao và 0,044% với các nước còn lại. Từ các kết quả này, bài viết cũng thảo luận một số hàm ý đối với Việt Nam về học thuật, chính sách và kinh doanh.
Download
Hành vi Tiêu Dùng Bền Vững: Sự Khác Biệt giữa các Nhóm Người Tiêu dùng Việt Nam theo Lý Thuyết Lưỡng Nan Xã hội
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này khám phá sự khác biệt về các hành vi tiêu dùng bền vững (tiêu dùng tiết kiệm, hành vi tiêu dùng tốt cho sức khỏe và tuân thủ quy định môi trường) giữa các nhóm người tiêu dùng Việt Nam. Cách tiếp cận phân nhóm người tiêu dùng dựa theo lý thuyết lưỡng nan xã hội mở rộng (giá trị tự hạ thấp – tự nâng cao bản thân và xem xét kết cục ngắn hạn – dài hạn), sử dụng kỹ thuật phân tích K-cluster kết hợp phân nhóm và ANOVA được sử dụng. Mẫu nghiên cứu bao gồm 700 người tiêu dùng phân bổ theo hạn ngạch tại 05 thành phố (Hà Nội, Tuy Hòa, Nha Trang, Tp. HCM và Cần Thơ). Kết quả cho thấy sự khác biệt về các hành vi tiêu dùng bền vững giữa bốn nhóm người tiêu dùng theo mức độ tăng dần: Thấp nhất là nhóm Ngắn hạn – Cá nhân, kế đến là nhóm Ngắn hạn – Xã hội, tiếp theo là nhóm Dài hạn – Cá nhân, và cao nhất là nhóm Dài hạn – Xã hội. Từ đó, các hàm ý chính sách được đề nghị gắn với giá trị và quan điểm thời gian nhằm thúc đẩy hành vi tiêu dùng bền vững của người Việt Nam.
Download
|