|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 33(8)
, Tháng 8/2022, Trang 67-81
|
|
Ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số đối với người cao tuổi: Trường hợp tại Việt Nam |
The Intention of the Elderly to Use Digital Banking: A Case in Vietnam |
Trần Thị Thanh Nga |
DOI: 10.24311/jabes/2022.33.08.05
Tóm tắt
Nghiên cứu dựa trên lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM) và lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB) để giải thích và dự đoán các mối liên hệ của các yếu tố liên quan đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số của người cao tuổi. Với 350 mẫu khách hàng đã được đưa vào phân tích và kiểm định giả thuyết thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính dựa trên hiệp phương sai (CB-SEM). Kết quả cho thấy, ý định sử dụng ngân hàng số của người cao tuổi chủ yếu chịu ảnh hưởng của tính hữu ích và thái độ của người cao tuổi. Phát hiện của nghiên cứu này có thể giúp các nhà quản trị ngân hàng phát triển các chiến lược tốt hơn để tăng ý định tiếp tục sử dụng ngân hàng số đối với người cao tuổi.
Abstract
The study is based on the theory of technology acceptance model (TAM) and theory of planned behaviour (TPB) to explain and predict the relationships of factors related to the use intention of the elderly for digital banking. Based on a sample of 350 customers, CB-SEM was used to test hypotheses on the intention of the elderly to use digital banking. The results show that the intention to use digital banking of the elderly is mainly influenced by the usefulness and attitude of the elderly. Besides theoretical contribution, the findings of this study can help bank administrators develop better strategies to increase the intention to continue using digital banking among the elderly.
Từ khóa
Từ khóa: Ngân hàng số; Người cao tuổi; Ý định sử dụng; SEM. Digital Bank; Elderly; Intent to use; Structural Modeling Model (SEM).
|
Download
|
|
Tác động của đa dạng hóa và cơ cấu sở hữu đến hiệu quả hoạt động ngân hàng Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Trong bối cảnh thị trường tài chính đang trên đà phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, hoạt động đa dạng hóa thu nhập nổi lên được quan tâm sâu sắc và vướng phải nhiều tranh cãi. Dưới ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu, liệu đa dạng hóa có mang lại kết quả tích cực? Nghiên cứu đánh giá tác động của đa dạng hóa và cơ cấu sở hữu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng dựa trên dữ liệu của 27 ngân hàng niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2010-2023, sử dụng kết hợp phương pháp FEM, REM, sai số chuẩn mạnh và FGLS để khắc phục các khuyết tật của mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động, nhưng dưới ảnh hưởng của sở hữu Nhà nước trên 20% đem lại tác động tiêu cực Thông qua nghiên cứu, các NHTM và Chính phủ Việt Nam có thể điều chỉnh đa dạng hóa và tổ chức cơ cấu vốn sao cho tối đa hóa được lợi nhuận. <br><br>Abstract <br>
In the backdrop of a thriving financial market in Vietnam, income diversification emerges as a topic of keen interest and considerable debate. Under the influence of ownership structure, does diversification yield positive outcomes? This study evaluates the impact of diversification and ownership structure on bank performance, drawing from data of 27 listed banks in Vietnam spanning from 2010 to 2023. Employing a combination of FEM robust standard error, FGLS and Two-step System GMM methods to address model deficiencies. Research findings indicate that diversification positively impacts operational efficiency, but under the influence of State ownership exceeding 20%, it yields adverse effects. Through this study, commercial banks and the Vietnamese Government can adjust diversification and ownership structure to maximize profits.
Download
Liệu rằng đầu tư công nghệ thông tin và truyền thông có làm gia tăng doanh thu hoạt động dịch vụ của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Trong bối cảnh “chuyển đổi số” đang diễn ra mạnh mẽ, bài báo này xem xét ảnh hưởng của đầu tư công nghệ thông tin và truyền thông đến gia tăng thu nhập dịch vụ tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong giai đoạn 2012–2020. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp ước lượng với hiệu ứng ngẫu nhiên, hiệu ứng cố định, và bình phương tối thiểu tổng quát khả thi cho bộ dữ liệu bảng gồm bộ chỉ số phát triển công nghệ thông tin và truyền thông và dữ liệu từ báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ phát triển công nghệ thông tin và truyền thông có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ doanh thu dịch vụ trên tổng thu nhập của ngân hàng. Phân tích sâu hơn cho thấy tác động của mức độ phát triển hạ tầng kỹ thuật và chỉ số dịch vụ thông tin làm gia tăng thu nhập dịch vụ của NHTM trong khi đó mức độ phát triển hạ tầng nhân lực làm giảm thu nhập dịch vụ của các NHTM tại Việt Nam. Bài viết này cung cấp một số hàm ý về chiến lược đa dạng hóa danh thu cho các NHTM Việt Nam. <br><br> Abstract <br>
In the context of digital transformation taking place strongly, this article examines the impact of information technology and communication investment on an increase in service income at Vietnamese commercial banks in the period 2012–2020. This study uses estimations with random-effect, fixed-effect, and feasible generalized least squares for a data set of information and communication technology indicators and financial data of Vietnamese commercial banks. Research results show that information and communication technology has a positive relationship with the ratio of service revenue to the bank's total income. Further analysis shows that the impact of the technical infrastructure development and information services indexes increases the service income of commercial banks, while the human infrastructure development index reduces the service income of commercial banks in Vietnam. This paper provides some implications for income diversification strategies for Vietnamese commercial banks.
Download
Tác động của tạo thanh khoản đến khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam – Vai trò của tăng vốn chủ sở hữu ngân hàng
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu phân tích tác động của tạo thanh khoản, tốc độ tăng vốn chủ sở hữu và tương tác giữa tạo thanh khoản và tăng vốn chủ sở hữu đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam bằng cách sử dụng kỹ thuật ước lượng S-GMM và hồi quy phân vị với mẫu gồm 25 NHTM trong giai đoạn 2007 – 2022. Kết quả theo hai phương pháp ước lượng cho thấy tạo thanh khoản làm giảm khả năng sinh lời, ngược lại tăng trưởng vốn chủ sở hữu và tương tác giữa tạo thanh khoản và tăng vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời. Hơn nữa, kết quả từ phương pháp hồi quy phân vị còn cho thấy tác động tiêu cực của tạo thanh khoản đến khả năng sinh lời không mang tính đồng nhất, mức độ tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời tăng dần theo các phân vị. Tăng vốn chủ sở hữu và tương tác giữa tạo thanh khoản và tăng vốn chủ sở hữu làm tăng khả năng sinh lời, có ý nghĩa thống kê tại các phân vị cao hơn (0.75, 0.8 và 0.9). Từ đó nghiên cứu đề xuất một số hàm ý đối với các nhà quản trị ngân hàng nhằm gia tăng khả năng sinh lời. <br><br> Abstract <br>
The study analyzes the effect of liquidity creation, capital growth rate, and interaction between liquidity creation and capital growth rate on profitability of the Vietnamese commercial banks by employing S-GMM and quantile regression approach for a sample of 25 commercial banks during the 2007–2022 period. The empirical results from both estimation techniques reveal that liquidity creation affects significantly and negatively bank profitability. In contrast, capital growth and the interaction between liquidity creation and capital growth rate increase bank profitability. Furthermore, the results from the quantile regression approach indicate that the negative impact of liquidity creation on profitability is heterogeneous, the level of impact gradually escalates from lower to upper quantiles. Capital growth and the interaction between liquidity creation and capital growth increase profitability, which is statistically significant at the upper quantiles (0,75; 0,8 and 0,9). The study proposes some implications for bank managers to increase bank profitability.
Download
Niềm tin tôn giáo và cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ở khu vực Châu Á
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá vai trò của niềm tin tôn giáo đến cấu trúc vốn và tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn mục tiêu của các doanh nghiệp hoạt động ở thị trường Châu Á. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 7.264 công ty niêm yết ở 11 quốc gia Châu Á bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Pakistan, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, và Thái Lan trong giai đoạn 1996-2016. Sử dụng các biến đại diện khác nhau và các phương pháp ước lượng khác nhau, nghiên cứu chỉ ra rằng ở thị trường Châu Á, các doanh nghiệp hoạt động ở khu vực có niềm tin tôn giáo cao có xu hướng sử dụng nhiều nợ hơn và có tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn mục tiêu nhanh hơn. Các hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu có thể giúp doanh nghiệp, các nhà đầu tư và người làm chính sách đưa ra các quyết định quản lý hiệu quả để tăng cường giá trị doanh nghiệp, tối ưu lợi nhuận đầu tư và xây dựng xã hội phát triển. <br><br> Abstract <br>
The objective of this study is to evaluate the role of religiosity on capital structure and the speed of adjusting to the target capital structure of firms operating in the Asian markets. The data is collected from 7,264 listed firms in 11 Asian countries including China, Hong Kong, Indonesia, India, Japan, Malaysia, Pakistan, Philippines, Singapore, Korea, and Thailand during the period of 1996–2016. Using different proxies for main variables and different estimation methods, the study shows that in the Asian markets, firms operating in regions with superior religiosity tend to have higher debt ratios and faster speed of capital structure adjustments. Our findings have important implications for firms’ managers, investors, and policymakers who make effective management decisions to enhance corporate value, optimize investment returns, and enrich society.
Download
Ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin công cụ tài chính của ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết đo lường mức độ công bố thông tin về công cụ tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam và khám phá ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công bố này. Bằng phương pháp phân tích nội dung toàn diện, danh mục 115 mục tin về công cụ tài chính được xây dựng dựa trên chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 7 và phù hợp với các quy định của Việt Nam. Các kiểm định F, Breusch- pagan và Hausman giúp lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp với dữ liệu thu thập từ 299 báo cáo tài chính của 23 ngân hàng, giai đoạn 2010-2022. Kết quả chỉ ra mức độ công bố thông tin về công cụ tài chính của ngân hàng trung bình đạt 48% và khá khác nhau giữa các ngân hàng. Mô hình GLS là lựa chọn thích hợp để ước lượng kết quả. Kết quả cho thấy sự ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài, vai trò kép và quy mô ủy ban kiểm toán đến thực hành công bố về công cụ tài chính của các ngân hàng, nhưng chưa tìm thấy bằng chứng của quy mô hội đồng và thành viên độc lập. Bài viết đóng góp cho lý thuyết báo cáo tài chínhvề mối quan hệ giữa quản trị công ty và công bố thông tin công cụ tài chính, bổ sung bằng chứng giải thích sự lựa chọn chính sách kế toán bởi lý thuyết ủy nhiệm và tín hiệu. Hàm ý thực tiễn của nghiên cứu là Việt Nam cần thiết ban hành chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính và các ngân hàng cần giám sát tốt hơn việc công bố thông tin về đối tượng kế toán quan trọng này. <br> Abstract <br><br>
This study aims to measure the financial instrument disclosure level in Viet Nam banks and to investigate its relationship with corporate governance. The FID Index of 115 items was formed based on IFRS 7, Viet Nam financial instrument disclosure requirements and content analysis method. We use a sample of 299 bank-year observations for banks over the period 2010–2022. This paper performs the F-test, Breusch- pagan and Hausman test to identify the appropriate regression model. The findings indicate that the level of financial instrument disclosure provided by the sample banks is relatively low with only 48% of related items being supplied. This article uses regression analyses with the GLS model to examine the impact of corporate governance characteristics on banks’ financial instrument disclosure level. The findings shown that this level has a statistical association with foreign ownership, role duality, audit committee size. However, the study fails to document its significant associations with board size, board independence. This article contributes to literature of relationship between corporate governance and financial instrument disclosure, adds evidence about the application of agency theory and signaling theory in accounting policy choice. Research results show that Vietnam should soon issue accounting standards for financial instruments. Banks should better monitor the disclosure of financial instrument information
Download
|