|
Tạp chí phát triển kinh tế |
Số 249
, Tháng 7/2011, Trang 42-51
|
|
Thuế bất động sản ở một số nước và VN: Những gợi ý đổi mới thuế bất động sản tại VN trong thời gian tới |
|
Duong Thi Binh Minh & Nguyen Thi My Linh |
DOI:
Tóm tắt
Thuế bất động sản (BĐS) là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước (NSNN), là công cụ góp phần quản lý và điều hành thị trường BĐS. Ngoài ra, so với các sắc thuế khác thì thuế BĐS là loại thuế đảm bảo được tính công bằng cao, khả năng trốn thuế thấp hơn do tính không chuyển dịch của đối tượng chịu thuế, sắc thuế này đã và đang được sử dụng rộng rãi hầu hết ở các nước trên thế giới. Tuy nhiên, đối với VN luật thuế BĐS hiện nay còn nhiều bất cập. Trong bối cảnh thực hiện cam kết quốc tế nói chung, cam kết thuế nói riêng, thuế BĐS cần thiết phải thay đổi hợp lý hơn theo chiều hướng mở rộng đối tượng chịu thuế, tái cấu trúc cơ cấu thu thuế… Do đó việc nghiên cứu, tham khảo và học hỏi kinh nghiệm thu thuế đối với BĐS ở một số các quốc gia và thực tiễn chính sách thuế BĐS hiện hành tại VN là điều cần thiết, từ đó đưa ra những gợi ý sửa đổi chính sách thuế BĐS VN từng bước tương đồng và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Từ khóa
Bất động sản; Thuế
|
Download
|
|
Đo lường mức lương đủ sống tối thiểu cấp tỉnh: Phương pháp Anker hiệu chỉnh sử dụng số liệu khảo sát hộ gia đình Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Tại Việt Nam, mức lương tối thiểu vẫn còn thấp dù giá cả hàng hoá ngày càng tăng cao cùng với lạm phát và các cú sốc kinh tế. Tuy nhiên, các tài liệu hiện có phần lớn đã bỏ qua việc phân tích thực nghiệm về mức lương đủ sống tối thiểu.
Nghiên cứu này sử dụng bộ dữ liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam 2022 (VHLSS 2022) với 9.392 hộ gia đình để đề xuất một phương pháp tính mức lương đủ sống tối thiểu đáp ứng nhu cầu của một gia đình tiêu chuẩn ở cấp tỉnh. Chúng tôi xây dựng một phương pháp hiệu chỉnh phù hợp với bối cảnh Việt Nam dựa trên phương pháp GWLC (phương pháp Anker ).
Kết quả của chúng tôi xác nhận rằng : (1) Có sự chênh lệch lớn giữa mức lương đủ sống tối thiểu giữa các tỉnh/thành phố, cao nhất ở Hà Nội là 18,880 triệu đồng/hộ và thấp nhất ở Lai Châu là 8,368 triệu đồng/hộ; (2) Mức lương tối thiểu được quy định thấp hơn rất nhiều so với mức lương đủ sống ở hầu hết cấp tỉnh, cụ thể thấp hơn khoảng 37,987% ở Thành phố Hồ Chí Minh và 36,277% ở Hà Nội so với mức lương đủ sống tối thiểu.
Thị trường nhà ở thương mại tại TP. Hồ Chí Minh nhìn từ khía cạnh chính sách giá cả
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Vấn đề về nhà ở đã và đang là vấn đề bức xúc tại VN nói chung, thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) nói riêng. Theo đánh giá chung, khó khăn trong phát triển nhà ở thương mại tại TP. HCM là do giá đất quá cao, mất cân đối cung cầu và thị trường nhà ở thương mại phát triển chưa bền vững, môi trường pháp lý chưa thật sự hỗ trợ cho thị trường này phát triển. Đến nay vẫn chưa có giải pháp tối ưu để giảm giá nhà ở cũng như tạo điều kiện cho người dân cải thiện chỗ ở. Bài viết nghiên cứu khía cạnh giá cả nhà ở thương mại thông qua các phương pháp tính giá, đánh giá thực trạng chính sách giá nhà ở thương mại, từ đó đưa ra một số gợi ý về phương pháp tính giá nhà ở thương mại và các giải pháp hỗ trợ về cầu nhà ở cho các tầng lớp dân cư áp dụng tại TP. HCM.
Download
|