|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 35(12)
, Tháng 12/2024, Trang 51-71
|
|
Đo lường mức lương đủ sống tối thiểu cấp tỉnh: Phương pháp Anker hiệu chỉnh sử dụng số liệu khảo sát hộ gia đình Việt Nam |
Measuring the Provincial Minimum Living Wage: Adjusted Anker Method Using Vietnam Household Living Standards Survey Data |
Võ Tất Thắng & Nguyễn Thiện Nhân & Nguyễn Đông Phong & Trương Thị Kiều Nhung |
DOI: 10.24311/jabes/2024.35.12.05
Tóm tắt
Tại Việt Nam, mức lương tối thiểu vẫn còn thấp dù giá cả hàng hóa ngày càng tăng cao cùng với lạm phát và các cú sốc kinh tế. Tuy nhiên, các tài liệu hiện có phần lớn đã bỏ qua việc phân tích thực nghiệm về mức lương đủ sống tối thiểu. Nghiên cứu này sử dụng bộ dữ liệu Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2022 (VHLSS 2022) với 9.392 hộ gia đình để đề xuất một phương pháp tính mức lương đủ sống tối thiểu đáp ứng nhu cầu của một gia đình tiêu chuẩn ở cấp tỉnh. Nghiên cứu xây dựng một phương pháp hiệu chỉnh phù hợp với bối cảnh Việt Nam dựa trên phương pháp GWLC (phương pháp Anker). Kết quả nghiên cứu xác nhận rằng: (1) Có sự chênh lệch lớn giữa mức lương đủ sống tối thiểu giữa các tỉnh/thành phố, cao nhất ở Hà Nội là 18,880 triệu đồng/hộ và thấp nhất ở Lai Châu là 8,368 triệu đồng/hộ; (2) Mức lương tối thiểu được quy định thấp hơn rất nhiều so với mức lương đủ sống ở hầu hết cấp tỉnh, cụ thể thấp hơn khoảng 37,987% ở TP.HCM và 36,277% ở Hà Nội so với mức lương đủ sống tối thiểu.
Abstract
In Vietnam, the minimum wage remains low despite rising prices, inflation, and economic shocks. However, existing literature largely overlooks empirical analysis of the minimum living wage. This study utilizes data from the 2022 Vietnam Household Living Standards Survey (VHLSS 2022) with 9,392 households to propose a method for calculating the minimum living wage for a standard provincial household. The study develops an adjusted approach suitable for the Vietnamese context based on the GWLC (Anker) methodology. The research results confirm: (1) There is a significant discrepancy in the minimum living wage across provinces/cities, with the highest being in Hanoi at VND 18.880 million per household and the lowest in Lai Chau at VND 8.368 million per household; (2) The statutory minimum wage is significantly lower than the minimum living wage in most provinces, specifically 37.987% lower in Ho Chi Minh City and 36.277% lower in Hanoi compared to the minimum living wage.
Từ khóa
Lương đủ sống; mức lương cấp tỉnh; phương pháp Anker; Việt Nam Living wage; Provincial wage levels; Anker methodology; Living wage in Vietnam; Cost-of-living differentials.
|
Download
|
|
Thuế bất động sản ở một số nước và VN: Những gợi ý đổi mới thuế bất động sản tại VN trong thời gian tới
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Thuế bất động sản (BĐS) là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước (NSNN), là công cụ góp phần quản lý và điều hành thị trường BĐS. Ngoài ra, so với các sắc thuế khác thì thuế BĐS là loại thuế đảm bảo được tính công bằng cao, khả năng trốn thuế thấp hơn do tính không chuyển dịch của đối tượng chịu thuế, sắc thuế này đã và đang được sử dụng rộng rãi hầu hết ở các nước trên thế giới. Tuy nhiên, đối với VN luật thuế BĐS hiện nay còn nhiều bất cập. Trong bối cảnh thực hiện cam kết quốc tế nói chung, cam kết thuế nói riêng, thuế BĐS cần thiết phải thay đổi hợp lý hơn theo chiều hướng mở rộng đối tượng chịu thuế, tái cấu trúc cơ cấu thu thuế… Do đó việc nghiên cứu, tham khảo và học hỏi kinh nghiệm thu thuế đối với BĐS ở một số các quốc gia và thực tiễn chính sách thuế BĐS hiện hành tại VN là điều cần thiết, từ đó đưa ra những gợi ý sửa đổi chính sách thuế BĐS VN từng bước tương đồng và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Download
Tác động của hệ thống thuế thu nhập đến cấu trúc vốn các công ty cổ phần Việt Nam
2019, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Hoạch định cấu trúc vốn là một trong các quyết định tài chính quan trọng và cũng là thách thức không nhỏ đối với các nhà quản trị công ty. Trong số các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn, thuế thu nhập (TN) - bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) - đã được các lý thuyết tài chính và nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới xác nhận là có tác động đáng kể đến sự lựa chọn nguồn tài trợ của các công ty. Bài viết này xem xét tác động của thuế TN đến cấu trúc vốn trong bối cảnh cụ thể của nền kinh tế VN. Để kiểm định những nhân tố ảnh hưởng và tác động của thuế TN đến việc xây dựng cấu trúc vốn tại VN, bài viết sử dụng kết hợp hai phương pháp: Phân tích so sánh kết hợp với phương pháp hồi quy. Tác giả đã thực hiện khảo sát ý kiến từ doanh nghiệp (DN) và cơ quan thuế, đồng thời phân tích cấu trúc vốn thực tế của 219 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) trong giai đoạn từ năm 2005 đến tháng 6/2010. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, thuế TNCN thực sự có ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ của các công ty VN, theo mối tương quan tỷ lệ nghịch, thuế TNDN thể hiện tương quan tỷ lệ thuận với cả tỷ lệ nợ dài hạn và tỷ lệ tổng nợ (năm 2008).
Download
|