|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 34(11)
, Tháng 11/2023, Trang 71-87
|
|
Ảnh hưởng của công nghệ Blockchain đến ý định mua thực phẩm của người tiêu dùng tại Hà Nội, Việt Nam |
The Impact of Blockchain Technology on Consumers' Purchasing Intentions for Food in Hanoi, Vietnam |
Nguyễn Thị Phương Linh & Đỗ Thị Hiền Mai & Trần Thị Ngọc Diệp & Hoàng Thị Mỹ Linh & Nguyễn Đăng Nhật Minh |
DOI:
Tóm tắt
Sử dụng mô hình tâm lý học SOR (Stimulus - Organism - Response) cùng với phương pháp nghiên cứu định lượng - khảo sát trên diện rộng 244 người tiêu dùng Việt Nam, bài viết phân tích ảnh hưởng của tính truy xuất nguồn gốc ứng dụng Blockchain đến ý định mua thực phẩm của người tiêu dùng. Qua phân tích với công cụ SPSS 26.0 và Amos 26.0, kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng truy xuất nguồn gốc của Blockchain nâng cao chất lượng, tính an toàn và chống giả mạo thực phẩm, từ đó ảnh hưởng tích cực đến niềm tin và cuối cùng là ý định mua hàng của người tiêu dùng. Từ đó, các tác giả đưa ra khuyến nghị cho cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong việc ứng dụng Blockchain nhằm gia tăng niềm tin, ý định mua thực phẩm của người tiêu dùng. Abstract
The combination of the Stimulus-Organism-Response (SOR) model with a quantitative research method - a broad survey of 244 consumers living in Vietnam. The authors aim to demonstrate the influence of Blockchain's traceability on consumers' intention to purchase food products. Through analysis using SPSS 26.0, the research results indicated that Blockchain traceability enhanced food quality, safety, and food fraud prevention, consequently had a positive impact on consumer trust and purchase intention. Based on these findings, the authors provided recommendations for authorities and businesses to promote the application of Blockchain in enhancing consumer trust and purchase intention.
Từ khóa
Blockchain; truy xuất nguồn gốc thực phẩm; mô hình SOR; niềm tin; ý định mua Blockchain; Traceability; SOR model; Trust; Purchase intention.
|
Download
|
|
Nghiên cứu về ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập của sinh viên Đại học: Vai trò điều tiết của tải trọng nhận thức
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Sự ra đời của ChatGPT đã tạo ra một cơn sốt tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Hiện nay rất nhiều sinh viên đang sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập. Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu về ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập của sinh viên Đại học. Nghiên cứu đã xây dựng một mô hình tích hợp giữa lý thuyết sự sẵn sàng công nghệ và mô hình xác nhận kỳ vọng và áp dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất (PLS-SEM) trên một mẫu nghiên cứu gồm 356 sinh viên Đại học. Kết quả cho thấy sự lạc quan và sự đổi mới có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức sự hữu ích và sự xác nhận kỳ vọng của sinh viên Đại học. Sự xác nhận kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức sự hữu ích. Nhận thức sự hữu ích và sự xác nhận kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của sinh viên, từ đó dẫn đến ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập. Nhận thức sự hữu ích cũng có tác động tích cực đến ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT. Mặt khác, nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng về vai trò điều tiết của yếu tố tải trọng nhận thức đến mối quan hệ giữa nhận thức sự hữu ích và ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT của sinh viên Đại học.
Sự hoài nghi tuyên bố tốt cho sức khỏe ở người tiêu dùng trong ngành thực phẩm: Các tiền tố và hệ quả
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Tuyên bố tốt cho sức khỏe đóng vai trò cầu nối quan trọng giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất. Tuy vậy, đặc tính tín nhiệm của dạng tuyên bố này khiến người tiêu dùng nhìn nhận với sự hoài nghi nhất định. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định và đo lường các tiền tố tác động đến sự hoài nghi đối với tuyên bố tốt cho sức khỏe ảnh hưởng hành vi người tiêu dùng trong ngành thực phẩm. Nghiên cứu khảo sát trực tuyến 512 người tiêu dùng Việt Nam, thông qua phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM). Kết quả cho thấy sự hoài nghi tuyên bố tốt cho sức khỏe chịu tác động từ bốn tiền tố của mô hình nghiên cứu. Trong đó, hai nhân tố thuộc đặc điểm tính cách: tính đa nghi và lòng tự trọng tiêu cực, hai nhân tố thuộc yếu tố tình huống: nhận thức an toàn thực phẩm và kiến thức thị trường. Mặc dù vậy, khác với kỳ vọng ban đầu, dữ liệu thống kê cho thấy kiến thức thị trường có tác động tiêu cực đến sự hoài nghi. Ngoài ra, ảnh hưởng của lòng tự trọng tích cực là không đáng kể. Kết quả cũng cho thấy mối quan hệ giữa sự hoài nghi và hành vi người tiêu dùng có sự liên kết.
Download
Đánh giá tác động của ngập lụt đến sự thay đổi hành vi lựa chọn nhà ở tại Thành phố Hồ Chí Minh
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Tác động của ngập lụt lên các nhóm đối tượng khác nhau là khác nhau, do đó, việc đo lường ảnh hưởng của ngập lụt đối với các nhóm đối tượng khác nhau là rất cần thiết. Mục tiêu đo lường ảnh hưởng của ngập lụt đến các nhóm đối tượng khác nhau như nghèo hơn/giàu hơn, đã từng sống/chưa từng sống trong khu vực ngập lụt; cùng với sự khác nhau trong hành vi lựa chọn nhà ở mới của những nhóm đối tượng này. Sử dụng tập dữ liệu khảo sát các người mua nhà đơn lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh từ quý 3/2017 đến hết quý 2/2018, nghiên cứu này phát hiện rằng, về tổng thể thì ngập lụt có tác động tiêu cực đáng kể đến giá nhà.Đặc biệt, mức giảm giá này không khác biệt đáng kể giữa các nhóm người mua nên chúng trở nên hấp dẫn hơn với những người mua nhà có tài chính hạn chế vì những ngôi nhà họ mua thường có khung giá thấp hơn nên tỷ trọng giảm giá cao hơn. Điều này đã thu hút họ vào những khu vực rủi ro ngập cao hơn. Nhưng, với những người mua đã sống trong khu vực ngập lụt trước đó thì dù là bị hạn chế tài chính, họ vẫn có xu hướng mua nhà mới trong vùng không ngập. Điều này ám chỉ về một thực trạng về việc người dân đang đánh giá thấp ảnh hưởng của ngập lụt do thiếu thông tin. <br><br> Abstract <br>
The impact of flooding varies among different demographic groups, hence, measuring the effects of flooding on these groups is crucial. The objective is to assess the impact of flooding on various demographic groups, such as poorer/wealthier individuals, those who have/have not lived in flood-prone areas, and differences in their choices of new housing. Utilizing survey data from individual home buyers in Ho Chi Minh City from the third quarter of 2017 to the end of the second quarter of 2018, this study found that overall, flooding significantly negatively affects housing prices. Particularly, the price reduction does not differ significantly among buyer groups, thus attracting those with limited financial resources, as the houses they purchase tend to have lower prices, resulting in a higher proportion of price reduction. This attracts them to higher flood-risk areas. However, for buyers who have previously lived in flood-prone areas, despite financial constraints, they tend to purchase new homes in non-flooded areas. This suggests a trend where residents undervalue the impact of flooding due to a lack of information.
Download
Ý định lựa chọn địa điểm ăn uống của người dùng thế hệ Z: Vai trò của truyền miệng điện tử và sự tương đồng
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này sử dụng lý thuyết hành vi dự định kết hợp với lý thuyết tương đồng nhằm xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn địa điểm ăn uống của người dùng thế hệ Z. Dữ liệu khảo sát trên 225 người dùng trong độ tuổi 14‒25, được phân tích bằng kỹ thuật phân tích bình phương tối thiểu từng phần (Partial Least Squares Structural Equation Modeling ‒ PLS-SEM). Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tích cực và đáng kể của truyền miệng điện tử đến thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi và ý định lựa chọn địa điểm ăn uống của người dùng. Ngoài ra, tác động điều tiết tích cực của sự tương đồng trong mối quan hệ giữa truyền miệng điện tử và thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi của khách hàng thế hệ Z cũng được tìm thấy trong nghiên cứu này. Một số hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp nhằm xây dựng và khai thác kênh truyền thông xã hội để thúc đẩy ý định lựa chọn địa điểm ăn uống của khách hàng thế hệ Z. <br><br> Abstract <br>
Based on an integrated model of the theory of planned behavior and self-congruity theory, this paper aims to examine Generation Z’s intention to choose food and beverage destinations. Data was collected from 225 consumers aged between 14 and 25 years old. Partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM) was applied to test hypothesized relationships. The results showed a positive and significant effect of electronic word-of-mouth on consumers’ attitudes, subjective norms, perceived behavioral control, and food and beverage destination choice intention. Furthermore, a positive moderating effect of self-congruity exists on the relationship between electronic word-of-mouth and attitudes, as well as those between electronic word-of-mouth and perceived behavioral control. This study provides fresh insights into how food and beverage businesses can leverage social media to attract more Generation Z consumers.
Download
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục mua TPTS của Gen Z trên sàn thương mại điện tử trong thời điểm bình thường mới
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Dịch bệnh Covid-19 lan rộng dẫn tới hình thức mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) trở nên vượt trội hơn vì trong thời gian giãn cách xã hội, người dân bị hạn chế đi lại. Do vậy, nhu cầu mua các loại thực phẩm, hàng hóa của người tiêu dùng tăng mạnh. Tuy nhiên, trong thời điểm “Bình thường mới” hiện tại, liệu họ còn chọn lựa hình thức mua trực tuyến hay quay về các hình thức truyền thống trước đây? Để giải đáp, tác giả đã quyết định làm đề tài để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới ý định tiếp tục mua thực phẩm tươi sống (TPTS) trên sàn TMĐT của genZ. Đề tài sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng. Sau khi thu thập, làm sạch, và thu được 289 mẫu hợp lệ, tiến hành phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 26. Kết quả chỉ ra rằng biến thói quen, chất lượng sản phẩm, giá sản phẩm tác động đến ý định tiếp tục mua TPTS trên sàn TMĐT. Kết quả này giúp các nhà quản trị có những giải pháp để thu hút khách hàng tiếp tục mua thực phẩm trên sàn TMĐT trong thời điểm bình thường mới. <br><br> Abstract <br>
The widespread COVID-19 epidemic has led to online shopping on e-commerce platforms becoming superior because people are restricted from traveling during social distancing. As a result, consumers' demand for food and goods has increased sharply. However, in the current "New Normal," will they still choose to buy online or return to the traditional forms of before? This study explores the factors affecting the intention to continue buying fresh food on the e-commerce platform of genZ. The study used both qualitative and quantitative methods. Two hundred eighty-nine valid samples were collected online, and SPSS software was used to analyze the research model. The results show that variables such as habit, product quality, and product price affect the intention to buy fresh food on e-commerce platforms. This result helps administrators find solutions to attract customers to continue buying food on e-commerce platforms in the new normal.
Download
|