|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 30(1)
, Tháng 1/2019, Trang 26-48
|
|
Tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia trong khối Liên minh châu Âu |
|
Dương Thị Bình Minh & Lê Thị Mai |
DOI:
Tóm tắt
Mục tiêu của bài viết là nhằm đánh giá tác động của hệ thống tài chính đối với tăng trưởng kinh tế cho một mẫu gồm 25 quốc gia trong khối Liên minh châu Âu trong giai đoạn từ năm 2004 - 2016. Đồng thời, các tác giả cũng phân chia các quốc gia thành ba nhóm chính nhằm xem xét trình độ phát triển quốc gia (đại diện bởi thu nhập bình quân đầu người) có ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Bằng việc sử dụng mô hình Pooled OLS, Fix Effects (FEM), Random Effects (REM), bài viết tập trung nghiên cứu tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Liên minh châu Âu. Từ đó, xác định yếu tố nào trong phát triển tài chính giải thích tốt nhất cho việc tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia này. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tồn tại mối quan hệ một chiều từ phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ này mạnh mẽ hơn tại các quốc gia có thu nhập thấp trong khu vực. Bên cạnh đó, kết quả còn chỉ ra trong khi tỷ lệ tiết kiệm trên GDP cho thấy tác động dương tới tăng trưởng kinh tế thì ngược lại, các yếu tố đại diện cho phát triển tài chính là cung tiền, tín dụng nội địa cung cấp bởi hệ thống ngân hàng và tín dụng trong nước cung cấp cho khu vực tư lại có tác động ngược chiều tới tăng trưởng kinh tế.
Từ khóa
Phát triển tài chính; Hệ thống tài chính; Tăng trưởng kinh tế; Liên minh châu Âu.
|
Download
|
|
Ngôn ngữ lạc quan của báo cáo thường niên và tài trợ doanh nghiệp: Bằng chứng tại Việt Nam
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của sự lạc quan của nhà quản lý lên đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên hai sở giao dịch chứng khoán chính thức của Việt nam. Chúng tôi xây dựng một thước đo mới đại diện cho sự lạc quan của nhà quản lý được rút ra từ sắc thái ngôn ngữ của phần văn bản của báo cáo thường niên, giai đoạn nghiên cứu từ 2010 đến 2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các doanh nghiệp được điều hành bởi nhà quản lý lạc quan có đòn bẩy tài chính cao hơn, có xu hướng gia tăng tài trợ nợ bên ngoài khi đối diện với tình trạng thâm hụt tài chính. Kết quả này phù hợp với lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm trước đây về hành vi tài trợ tuân theo lý thuyết trật tự phân hạng khi nhà quản lý có xu hướng quá lạc quan.
Download
Mô hình quản lý hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế - nghiên cứu tại TP.HCM
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Tóm tắt
Hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là vấn đề cốt lõi của quản lý thuế hiện đại, là mối quan tâm của các quốc gia đã và đang phát triển trên thế giới. Mục đích của nghiên cứu này là kiểm định tác động của các nhân tố xã hội lên dự định tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế (NNT). Khảo sát tiến hành trên 274 NNT tại TP.HCM đã chỉ ra mối quan hệ của các biến kiểm định. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, chuẩn mực xã hội tác động lên hành vi tuân thủ thuế TNCN gián tiếp thông qua chuẩn mực cá nhân. Bên cạnh đó, vai trò của cảm nhận tham nhũng, cảm nhận tham nhũng vặt và cảm nhận công bằng về thuế cũng có mối quan hệ tác động thông qua chuẩn mực cá nhân, từ đó tác động vào hành vi tuân thủ thuế TNCN. Nghiên cứu đã giải quyết những hạn chế và kẽ hở của những nghiên cứu về quản lý thuế TNCN trước đây cả về mặt lý thuyết và phương pháp luận, từ đó các tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu, xây dựng giả thuyết và tiến hành kiểm định các giả thuyết của mô hình về hành vi tuân thủ thuế TNCN ở VN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Cuối cùng, các tác giả đề xuất khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu, hạn chế của nghiên cứu này và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo.
Download
Liệu rằng đầu tư công nghệ thông tin và truyền thông có làm gia tăng doanh thu hoạt động dịch vụ của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Trong bối cảnh “chuyển đổi số” đang diễn ra mạnh mẽ, bài báo này xem xét ảnh hưởng của đầu tư công nghệ thông tin và truyền thông đến gia tăng thu nhập dịch vụ tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong giai đoạn 2012–2020. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp ước lượng với hiệu ứng ngẫu nhiên, hiệu ứng cố định, và bình phương tối thiểu tổng quát khả thi cho bộ dữ liệu bảng gồm bộ chỉ số phát triển công nghệ thông tin và truyền thông và dữ liệu từ báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ phát triển công nghệ thông tin và truyền thông có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ doanh thu dịch vụ trên tổng thu nhập của ngân hàng. Phân tích sâu hơn cho thấy tác động của mức độ phát triển hạ tầng kỹ thuật và chỉ số dịch vụ thông tin làm gia tăng thu nhập dịch vụ của NHTM trong khi đó mức độ phát triển hạ tầng nhân lực làm giảm thu nhập dịch vụ của các NHTM tại Việt Nam. Bài viết này cung cấp một số hàm ý về chiến lược đa dạng hóa danh thu cho các NHTM Việt Nam. <br><br> Abstract <br>
In the context of digital transformation taking place strongly, this article examines the impact of information technology and communication investment on an increase in service income at Vietnamese commercial banks in the period 2012–2020. This study uses estimations with random-effect, fixed-effect, and feasible generalized least squares for a data set of information and communication technology indicators and financial data of Vietnamese commercial banks. Research results show that information and communication technology has a positive relationship with the ratio of service revenue to the bank's total income. Further analysis shows that the impact of the technical infrastructure development and information services indexes increases the service income of commercial banks, while the human infrastructure development index reduces the service income of commercial banks in Vietnam. This paper provides some implications for income diversification strategies for Vietnamese commercial banks.
Download
Rủi ro địa chính trị và thị trường tài chính Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm ước lượng chỉ số lan tỏa về giá và khảo sát sự tương quan của rủi ro địa chính trị (Geopolitical Risk – GPR) đối với thị trường tài chính Việt Nam trong giai đoạn từ 2018–2023 với dữ liệu theo tháng, đặc biệt trong các sự kiện chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, đại dịch COVID-19 và xung đột quân sự Nga – Ukraine. Để làm được điều này, nhóm tác giả vận dụng phương pháp chỉ số lan tỏa giá của Diebold và Yilmaz (2012) và mô hình Cross-Quantilogram của Linton và Wang (2007). Kết quả cho thấy tổng chỉ số lan tỏa đạt 31,4%, nghĩa là tồn tại sự kết dính chặt chẽ giữa các chỉ số được nghiên cứu. Hơn nữa, tác động của GPR lên thị trường tài chính bao gồm tích cực và tiêu cực trong ngắn hạn và yếu dần ở trung hạn. Các kết quả đạt được có ý nghĩa quan trọng đối với nhà đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và chính sách. <br><br> Abstract <br>
This study aims to analyze the price spillover effects and examine correlation between Geopolitical Risk (GPR) and financial markets in Vietnam during the period 2018–2023, covering the US – China trade war, the COVID-19 pandemic, and the Russia – Ukraine crisis. By doing so, the authors employ the spillover index proposed by Diebold and Yilmaz (2012) and the Cross-Quantilogram developed by Linton and Wang (2007). Empirical results illustrate that the price spillover effects between GPR and Vietnam financial markets have a high level of 31.4%, which implies that there is a significant connectedness between these time series. In addition, the impact of GPR on financial markets is both positive and negative in the short term as well as gradually weaker in the medium run. These results have crucial implications for investors, portfolio managers and policymakers.
Download
Tác động của tạo thanh khoản đến khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam – Vai trò của tăng vốn chủ sở hữu ngân hàng
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu phân tích tác động của tạo thanh khoản, tốc độ tăng vốn chủ sở hữu và tương tác giữa tạo thanh khoản và tăng vốn chủ sở hữu đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam bằng cách sử dụng kỹ thuật ước lượng S-GMM và hồi quy phân vị với mẫu gồm 25 NHTM trong giai đoạn 2007 – 2022. Kết quả theo hai phương pháp ước lượng cho thấy tạo thanh khoản làm giảm khả năng sinh lời, ngược lại tăng trưởng vốn chủ sở hữu và tương tác giữa tạo thanh khoản và tăng vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời. Hơn nữa, kết quả từ phương pháp hồi quy phân vị còn cho thấy tác động tiêu cực của tạo thanh khoản đến khả năng sinh lời không mang tính đồng nhất, mức độ tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời tăng dần theo các phân vị. Tăng vốn chủ sở hữu và tương tác giữa tạo thanh khoản và tăng vốn chủ sở hữu làm tăng khả năng sinh lời, có ý nghĩa thống kê tại các phân vị cao hơn (0.75, 0.8 và 0.9). Từ đó nghiên cứu đề xuất một số hàm ý đối với các nhà quản trị ngân hàng nhằm gia tăng khả năng sinh lời. <br><br> Abstract <br>
The study analyzes the effect of liquidity creation, capital growth rate, and interaction between liquidity creation and capital growth rate on profitability of the Vietnamese commercial banks by employing S-GMM and quantile regression approach for a sample of 25 commercial banks during the 2007–2022 period. The empirical results from both estimation techniques reveal that liquidity creation affects significantly and negatively bank profitability. In contrast, capital growth and the interaction between liquidity creation and capital growth rate increase bank profitability. Furthermore, the results from the quantile regression approach indicate that the negative impact of liquidity creation on profitability is heterogeneous, the level of impact gradually escalates from lower to upper quantiles. Capital growth and the interaction between liquidity creation and capital growth increase profitability, which is statistically significant at the upper quantiles (0,75; 0,8 and 0,9). The study proposes some implications for bank managers to increase bank profitability.
Download
|