|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 34(9)
, Tháng 9/2023, Trang 106-123
|
|
Nghiên cứu thực nghiệm về cơ chế thúc đẩy hành vi môi trường chủ động của doanh nghiệp tại tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam |
An Empirical Study on the Mechanism to Drive Proactive Environmental Behavior of Enterprises in Khanh Hoa Province, Vietnam |
Pham Thanh Thai & Tran Thi Thu Hoa & Le Van THap & Hoang Gia Tri Hai |
DOI: 10.24311/jabes/2024.34.9
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định áp lực của các bên liên quan lên hành vi môi trường chủ động của doanh nghiệp. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ một khảo sát 407 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa bằng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Mô hình phương trình cấu trúc bình phương tối thiểu riêng phần (PLS-SEM) được sử dụng để ước lượng và kiểm định ảnh hưởng của áp lực các bên liên quan lên hành vi môi trường chủ động của doanh nghiệp với phần mềm thống kê SMARTPLS 4.0. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng áp lực thể chế, áp lực khách hàng, áp lực xã hội, và áp lực nội bộ đều có tác động dương lên hành vi môi trường chủ động của doanh nghiệp, trong đó, áp lực nội bộ có tác động mạnh nhất. Nghiên cứu cũng đề xuất một số hàm ý thực tiễn quan trọng nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng trách nhiệm môi trường và kinh doanh theo hướng bền vững.
Abstract
This study aims to determine the stakeholder pressures on firms’ proactive environmental behavior. Using a simple random sampling method, the data was collected from a survey of 407 operating businesses in Khanh Hoa province, Vietnam. Partial Least Squares Structural Equation Modelling (PLS-SEM) was applied to estimate and test the impact of stakeholder pressures on the firm’s proactive environmental behavior using the SmartPLS 4.0 software package. The main findings indicate that regulatory, social, customer, and internal pressures have positively significant impacts on the company’s proactive environmental behavior. Notably, internal pressure strongly influences the firm’s proactive environmental behavior. The study also proposes several important practical implications to help policymakers and stakeholders in Vietnam promote businesses in adopting environmental responsibility and moving towards sustainability.
Từ khóa
áp lực các bên liên quan; hành vi môi trường chủ động; tỉnh Khánh Hòa; Việt Nam. Stakeholder pressure; Proactive environmental behavior; Vietnam.
|
Download
|
|
Ứng dụng phương pháp Ra quyết định đa tiêu chí mờ trong đánh giá rủi ro tín dụng: Thực nghiệm và hàm ý quản trị tại Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Đánh giá rủi ro tín dụng là yếu tố cốt lõi trong quản lý tài chính, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng. Các phương pháp ra quyết định đa tiêu chí truyền thống thường gặp khó khăn trong việc xử lý thông tin không chắc chắn trong quá trình đánh giá tín dụng bao gồm tính chủ quan trong quá trình ra quyết định và tính mờ của các tiêu chí, dẫn đến hạn chế khả năng giải thích kết quả. Mục tiêu của nghiên cứu là đề xuất mô hình kết hợp BWM mờ và TOPSIS mờ cải thiện độ chính xác và khả năng xử lý thông tin không chắc chắn trong đánh giá tín dụng. Bộ dữ liệu từ Home Credit được sử dụng để thực nghiệm và đánh giá mô hình. Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng mô hình đề xuất đạt độ chính xác 92,31%, cao hơn so với các phương pháp như Rừng ngẫu nhiên và Cây quyết định. Việc tích hợp lý thuyết tập mờ giúp xử lý hiệu quả thông tin không chắc chắc trong quá trình phân loại khách hàng vay thành. Kết quả nghiên cứu đóng góp vào việc nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng, đồng thời đề xuất tích hợp tính năng hiển thị điểm tín dụng vào ứng dụng ngân hàng di động tại Việt Nam. <br><br>Abstract <br>
Credit risk assessment represents a fundamental component of financial management, impacting the operational efficiency of credit institutions. Traditional multi-criteria decision-making methods often face difficulties in handling fuzzy information in credit assessment, including the fuzziness of evaluation criteria and subjectivity in decision-making processes, leading to limited result interpretation. The target of this study is to propose a hybrid model combining fuzzy BWM and fuzzy TOPSIS to improve both accuracy and capability in handling uncertain information in credit assessment. A dataset from Home Credit is used for experimentation and model evaluation. The experimental results show that the proposed model achieves an accuracy of 92.31%, which is higher than that of methods such as Random Forest and Decision Tree. The integration of fuzzy set theory effectively handles uncertainty in classifying loan applicants. The research findings contribute to the advancement of credit risk management practices and advocate for the integration of a credit score display feature within mobile banking applications in Vietnam.
Download
Nghiên cứu ứng dụng mô hình học máy khả diễn XAI trong phân tích rủi ro đầu tư ESG: Thông tin chi tiết từ các doanh nghiệp S&P 500
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Các yếu tố Môi trường, Xã hội, và Quản trị trở nên quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất và rủi ro của doanh nghiệp. Nghiên cứu này khám phá ứng dụng các mô hình học máy khả diễn XAI nhằm cải thiện khả năng diễn giải, tăng độ tin cậy trong phân tích rủi ro ESG. Thực nghiệm dữ liệu ESG của các doanh nghiệp S&P 500, cho thấy mô hình LightGBM có độ chính xác cao nhất với MAE (0.9233), MSE (1.7696), RMSE (1.3303), MAPE (4.21%), so với XGBoost và Random Forest. Phân tích giá trị SHAP chỉ ra rằng rủi ro ESG bị chi phối chủ yếu bởi ba yếu tố chính: rủi ro môi trường (Environment_Risk_Score - 3.34), rủi ro xã hội (Social_Risk_Score - 2.36) và rủi ro quản trị (Governance_Risk_Score - 1.39). Ngoài ra, mức độ rủi ro ESG tổng thể của doanh nghiệp (ESG_Risk_Level_Low - 1.04, ESG_Risk_Level_High - 0.39) cũng đóng vai trò quan trọng. Kết quả nghiên cứu làm nổi bật tiềm năng của các mô hình XAI trong việc tăng cường báo cáo và tuân thủ ESG, đồng thời cung cấp thông tin chi tiết cho các nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách. Hơn nữa, nghiên cứu này minh chứng cho việc tích hợp ML/AI khả diễn vào qui trình quản lý rủi ro của tổ chức, thúc đẩy tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, và sự tin tưởng vào các đánh giá ESG.
Thúc đẩy ý định tiêu dùng xanh ở Việt Nam: Vai trò của các giá trị tiêu dùng trong việc hình thành thái độ đối với hành vi tiêu dùng xanh
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các yếu tố thúc đẩy ý định tiêu dùng sản phẩm xanh ở Việt Nam qua lăng kính Lý thuyết Giá trị tiêu dùng (TCV) và Lý thuyết hành vi dự định (TPB). Chúng tôi đã thực hiện khảo sát trên 248 người tiêu dùng tại TP. HCM. Kết quả cho thấy giá trị chức năng - giá cả, giá trị xã hội, giá trị cảm xúc, giá trị môi trường tác động tích cực lên thái độ của người tiêu dùng. Thái độ cũng đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa các yếu tố này và ý định mua sản phẩm xanh. Chúng tôi không tìm thấy bằng chứng cho mối quan hệ giữa giá trị chức năng – chất lượng, giá trị điều kiện, giá trị nhận thức với thái độ của người tiêu dùng. Nghiên cứu đã mở rộng tài liệu về ý định tiêu dùng bền vững ở Việt Nam bằng cách xác định các cơ chế làm cơ sở cho các liên kết này. Nghiên cứu cũng đề xuất một số hàm ý nhằm thúc đẩy ý định tiêu dùng sản phẩm xanh ở Việt Nam. <br><br> Abstract <br>
This study aims to investigate factors that promote Vietnamese purchase intention for green products through lenses of the Theory of Consumption Value (TCV) and the Theory of Planned Behavior (TPB). An online questionnaire survey was conducted in Ho Chi Minh City, Vietnam. The partial least square structural equation method (PLS-SEM) was adopted to examine our research model with 248 samples. The results revealed that functional value – price, social value, emotional value, environmental value have a significant positive relationship with consumer attitude towards green products. Attitude also acts as a mediator in the relationship between these factors and consumers' intention to purchase green products. The authors find no evidence on the relationship between functional value – quality, conditional value, epistemic value with consumer attitudes. This inquiry extends the literature on consumer behavior in a sustainable consumption context by identifying the mediation mechanisms underlying this link. This paper concludes with implications of the findings for marketers, as well as potential directions for further research.
Download
Tác động của DESG đến ý định mua của người tiêu dùng Việt Nam trong ngành thực phẩm và đồ uống: Vai trò trung gian của truyền miệng điện tử
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định tác động của DESG bao gồm môi trường, xã hội và quản trị kỹ thuật số đến ý định mua của người tiêu dùng thông qua vai trò trung gian của truyền miệng điện tử. Những mối quan hệ này được xác nhận với 721 người tham gia khảo sát. Kết quả phân tích SEM cho thấy mô hình rất phù hợp với dữ liệu nghiên cứu và chứng minh tác động đáng kể của DESG trong việc hình thành ý định của người tiêu dùng. Kết quả cũng xác nhận vai trò trung gian của truyền miệng điện tử trong bối cảnh Việt Nam. Đáng ngạc nhiên khi kết quả cho thấy rằng DESG vừa có tác động trực tiếp đến ý định mua của người tiêu dùng, vừa có tác động gián tiếp thông qua truyền miệng điện tử. Những phát hiện này giúp các nhà hoạch định chính sách có những gợi ý cần thiết nhằm thúc đẩy ý định mua của người tiêu dùng trong kỷ nguyên kỹ thuật số. <br><br>Abstract <br>
This study aims to determine the impact of Digital ESG (DESG) including Digital Environmental, Social, and Governance on consumer purchase intention through the mediating role of the EWOM. These relationships are confirmed with 721 people who participated in our survey. The results of SEM analysis not only show that the model fits well with research data but also verify the significant influence of DESG in forming the consumers’ intentions. The results also validate the mediating power of the EWOM in the Vietnam context. Surprisingly, the results show that DESG has both a direct impact on consumer purchase intention as well as an indirect impact through electronic word of mouth (EWOM). These findings help policymakers make necessary suggestions to promote consumer purchase intention in the digitalization era.
Download
Ý định mua sắm xanh của người tiêu dùng Việt Nam: Vai trò của sự hoài nghi về quảng cáo xanh và sự quan tâm đối với phúc lợi động vật
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu sử dụng mô hình SOR để tìm hiểu tác động của mối quan tâm đối với phúc lợi động vật và sự hoài nghi đối với quảng cáo xanh với ý định mua sắm xanh của người tiêu dùng Việt Nam. Dữ liệu được thu thập từ 386 người tiêu dùng có ý định mua sắm xanh tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô hình phương trình cấu trúc bình phương tối thiểu từng phần (PLS-SEM) và phần mềm Smart PLS phiên bản 3.0 để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ tác động của sự quan tâm đối với phúc lợi của động vật và sự hoài nghi đối với quảng cáo xanh đến ý định mua sắm xanh. Nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng cho việc phát triển chiến lược tiếp thị sáng tạo hướng đến khách hàng mục tiêu đặc biệt là đối với thị trường sản phẩm chăm sóc sắc đẹp xanh tại Việt Nam.
Download
|