|
Bitcoin và thị trường chứng khoán Việt Nam. Bằng chứng thực nghiệm giai đoạn khủng hoảng COVID–19 và Nga-Ukraine
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm mục tiêu ước lượng mối tương quan và chỉ số lan tỏa về giá giữa Bitcoin và thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn COVID–19 và xung đột Nga-Ukraine. Để thực hiện điều này, chúng tôi sử dụng mô hình DECO–GARCH đa biến và phương pháp chỉ số kết nối phát triển bởi Diebold và Yilmaz (2014). Kết quả cung cấp bằng chứng xác định tương quan chung của các thị trường nghiên cứu là có ý nghĩa thống kê và thay đổi theo thời gian. Hơn nữa, chỉ số lan tỏa về giá giữa Bitcoin và thị trường tài chính Việt Nam có hiệu ứng cao đến 48%, nghĩa là tồn tại sự gắn kết giữa Bitcoin và thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả này là kênh thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư và hoạch định chính sách. <br><br>Abstract<br>
This study aims to explore the return spillover effects between Bitcoin and stock markets in Vietnam during the COVID-19 and Russia-Ukraine crises. By doing so, the authors employ the DECO-GARCH model and spillover index proposed by Diebold and Yilmaz (2014). Empirical analysis uncovers that there exists a time-varying equicorrelation between Bitcoin and stock market returns during the sample period. In addition, the price spillover effects between Bitcoin and Vietnam stock markets have a high level of 48%, which implies that there is a significant connectedness between these time series. These results have important implications for investors and market participants.
Download
Kiều hối và “Căn bệnh Hà Lan” ở các nước đang phát triển Châu Mỹ La Tinh
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Dòng kiều hối chảy về các quốc gia đang phát triển đã tăng đáng kể trong những năm vừa qua, đặc biệt ở Mỹ La-tinh. Vì vậy, mục đích của bài nghiên cứu là chứng minh có haу không hiện tượng căn bệnh Hà Lan ở các nước đang рhát triển khu vực Mỹ La-tinh. Bằng việc sử dụng рhương рháр ước lượng moment hệ thống (S-GMM) cho dữ liệu bảng để nghiên cứu sự tác động của kiều hối lên tỷ giá thực đa рhương (REER) của 20 nước đang рhát triển khu vực Mỹ La-tinh trong khoảng thời gian từ năm 2006 tới năm 2018. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy khi kiều hối nhận được trên đầu người tăng 1% thì tỷ giá thực đa phương tăng lên 0,0316%. Nghiên cứu cũng chỉ ra những nước Mỹ La Tinh có tỷ lệ kiều hối cao (trên 10%) thì nguy cơ mắc “căn bệnh Hà Lan” rất cao. Bênh cạnh đó những nước có tỷ lệ xuất khẩu cao (nhóm p75) cũng xuất hiện hiện tượng căn bệnh trên. Chúng tôi cũng xem xét chế độ tỷ giá thì những nước có chế độ tỷ giá thả nổi trong nhóm nước nghiên cứu cũng có nguy cơ mắc căn bệnh Hà Lan.
Download
Hạn chế tài chính và cấu trúc kỳ hạn nợ tại các doanh nghiệp Việt Nam
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu phân tích cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp với các mức hạn chế tài chính khác nhau tại Việt Nam. Sử dụng phương pháp hồi quy phân vị, kết quả nghiên cứu cho thấy các biến có dấu và ý nghĩa thống kê thay đổi tùy thuộc phân vị của biến cấu trúc kỳ hạn nợ. Ngoài ra, doanh nghiệp có mức hạn chế tài chính chịu ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản và bất cân xứng thông tin nhiều hơn, trong khi các doanh nghiệp không có mức hạn chế tài chính (với sức khỏe tài chính tốt hơn) có điều kiện để khắc phục hai yếu tố bất hoàn hảo này trên thị trường. Cả hai nhóm có và không có mức hạn chế tài chính đều thể hiện nhu cầu xử lý chi phí người đại diện cao khi doanh nghiệp đang có nhiều nợ dài hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tại thị trường đang phát triển như Việt Nam, các doanh nghiệp không có nhiều mức hạn chế tài chính là các doanh nghiệp có phản ứng phù hợp để tận dụng những ích lợi của cấu trúc kỳ hạn nợ. Sử dụng phương pháp phân rã Oaxaca - Blinder, nghiên cứu còn cho thấy chênh lệch của cấu trúc kỳ hạn nợ trung bình của hai nhóm có và không có mức hạn chế tài chính chủ yếu do yếu tố tài sản hữu hình, chất lượng tín dụng và thuế.
Download
|