|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 34(6)
, Tháng 6/2023, Trang 21-34
|
|
Bitcoin và thị trường chứng khoán Việt Nam. Bằng chứng thực nghiệm giai đoạn khủng hoảng COVID–19 và Nga-Ukraine |
Bitcoin and Vietnam Stock Markets: Evidence from COVID-19 and Russia-Ukraine Crises |
Ngô Thái Hưng & Nguyễn Minh Dạ Mẫn & Thế Thị Hoài Ngọc & Phạm Thị Ngọc & Trần Thị Minh Phương |
DOI: 10.24311/jabes/2023.34.6.2
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm mục tiêu ước lượng mối tương quan và chỉ số lan tỏa về giá giữa Bitcoin và thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn COVID–19 và xung đột Nga-Ukraine. Để thực hiện điều này, chúng tôi sử dụng mô hình DECO–GARCH đa biến và phương pháp chỉ số kết nối phát triển bởi Diebold và Yilmaz (2014). Kết quả cung cấp bằng chứng xác định tương quan chung của các thị trường nghiên cứu là có ý nghĩa thống kê và thay đổi theo thời gian. Hơn nữa, chỉ số lan tỏa về giá giữa Bitcoin và thị trường tài chính Việt Nam có hiệu ứng cao đến 48%, nghĩa là tồn tại sự gắn kết giữa Bitcoin và thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả này là kênh thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư và hoạch định chính sách.
Abstract
This study aims to explore the return spillover effects between Bitcoin and stock markets in Vietnam during the COVID-19 and Russia-Ukraine crises. By doing so, the authors employ the DECO-GARCH model and spillover index proposed by Diebold and Yilmaz (2014). Empirical analysis uncovers that there exists a time-varying equicorrelation between Bitcoin and stock market returns during the sample period. In addition, the price spillover effects between Bitcoin and Vietnam stock markets have a high level of 48%, which implies that there is a significant connectedness between these time series. These results have important implications for investors and market participants.
Từ khóa
DECO – GARCH, Bitcoin, thị trường chứng khoán, Việt Nam, COVID–19, Nga-Ukraine. DECO-GARCH; Bitcoin; Stock Markets; Vietnam; COVID-19; Russia-Ukraine.
|
Download
|
|
Rủi ro địa chính trị và thị trường tài chính Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm ước lượng chỉ số lan tỏa về giá và khảo sát sự tương quan của rủi ro địa chính trị (Geopolitical Risk – GPR) đối với thị trường tài chính Việt Nam trong giai đoạn từ 2018–2023 với dữ liệu theo tháng, đặc biệt trong các sự kiện chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, đại dịch COVID-19 và xung đột quân sự Nga – Ukraine. Để làm được điều này, nhóm tác giả vận dụng phương pháp chỉ số lan tỏa giá của Diebold và Yilmaz (2012) và mô hình Cross-Quantilogram của Linton và Wang (2007). Kết quả cho thấy tổng chỉ số lan tỏa đạt 31,4%, nghĩa là tồn tại sự kết dính chặt chẽ giữa các chỉ số được nghiên cứu. Hơn nữa, tác động của GPR lên thị trường tài chính bao gồm tích cực và tiêu cực trong ngắn hạn và yếu dần ở trung hạn. Các kết quả đạt được có ý nghĩa quan trọng đối với nhà đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và chính sách. <br><br> Abstract <br>
This study aims to analyze the price spillover effects and examine correlation between Geopolitical Risk (GPR) and financial markets in Vietnam during the period 2018–2023, covering the US – China trade war, the COVID-19 pandemic, and the Russia – Ukraine crisis. By doing so, the authors employ the spillover index proposed by Diebold and Yilmaz (2012) and the Cross-Quantilogram developed by Linton and Wang (2007). Empirical results illustrate that the price spillover effects between GPR and Vietnam financial markets have a high level of 31.4%, which implies that there is a significant connectedness between these time series. In addition, the impact of GPR on financial markets is both positive and negative in the short term as well as gradually weaker in the medium run. These results have crucial implications for investors, portfolio managers and policymakers.
Download
Bằng chứng mới về tác động bất đối xứng của thay đổi tỷ giá hối đoái lên giá chứng khoán Việt Nam
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Hầu hết các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán thường giả định sự điều chỉnh đối xứng giữa hai biến số. Mục đích nghiên cứu này nhằm kiểm chứng sự hiện diện tác động bất đối xứng của thay đổi tỷ giá hối đoái lên giá chứng khoán tại VN, sử dụng dữ liệu theo tháng giai đoạn 2001M01–2017M01 và phương pháp NARDL, phát triển bởi Shin và cộng sự (2014). Kết quả từ mô hình NARDL khẳng định sự tồn tại quan hệ đồng liên kết giữa các biến số, gồm giá chứng khoán, thành phần dương và âm của tỷ giá hối đoái, cung tiền và lạm phát. Thêm vào đó, các kết quả cũng chỉ ra giá chứng khoán phản ứng bất đối xứng trước sự tăng giá và giảm giá nội tệ; trong dài hạn, tác động của sự tăng giá nội tệ lên giá chứng khoán mạnh hơn tác động của sự giảm giá nội tệ.
Download
Phân tích tác động của sự kiện chiến tranh Nga -Ukraine đến thị trường chứng khoán ASEAN-6
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết sử dụng dữ liệu hàng ngày của các nước ASEAN-6 để phân tích tác động của sự kiện Nga tấn công Ukraine ngày 24 tháng 2 năm 2022 đến thị trường chứng khoán của các quốc gia này. Phương pháp phân tích sự kiện với các khung cửa sổ sự kiện [-15,15] được áp dụng với các kiểm định Patell (1976), kiểm định Patell hiệu chỉnh, và kiểm định Boehmer. Kết quả kiểm định chung trên toàn khu vực cho thấy thị trường ASEAN có phản ứng khi sự kiện chiến tranh Nga - Ukraine. Sự sụt giảm của thị trường ngay trong ngày sự kiện cho thấy thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực với sự kiện và sự phản ứng này còn kéo dài ít nhất đến 15 ngày sau sự kiện. Tuy nhiên, sự tác động của sự kiện này đến từng quốc gia không giống nhau. Malaysia, Singapore và Philippines là có phản ứng rõ rệt nhất với sự kiện này. Kết quả nghiên cứu của bài báo cũng có những hàm ý nhất định đối với nhà đầu tư, khi mà các xung đột quân sự có thể tác động đến thị trường tài chính thì nhà đầu tư cần hiểu rõ tác động của sự kiện này để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý, hoặc dựa trên những kinh nghiệm này để lập kế hoạch dự phòng rủi ro cho những diễn biến trong tương lai.
Khảo sát hiện tượng bong bóng trên thị trường vàng thế giới trong giai đoạn trước và sau đại dịch COVID-19: Tiếp cận bằng các kiểm định nghiệm đơn vị phía phải
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài báo sử dụng giá vàng giao sau trên thị trường vàng thế giới trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 12 năm 2023 để kiểm định hiện tượng bong bóng trên thị trường vàng. Bài báo sử dụng phương pháp kiểm định GSADF của Phillips và cộng sự (2015). Kết quả kiểm định chung trên toàn bộ mẫu số liệu cho thấy không có bong bóng trên thị trường vàng trong giai đoạn trước khi COVID-19 bùng phát trên toàn cầu nhưng trong giai đoạn COVID-19 bắt đầu lan rộng thì có hiện tượng bong bóng trên thị trường vàng. Nếu xét chi tiết theo từng khung cửa sổ cuộn của kiểm định GSADF, có thể thấy rằng có ba khoảng thời gian mà thị trường vàng được ghi nhận xảy ra bong bóng. Một là, giai đoạn từ tháng 5 năm 2019 đến tháng 9 năm 2019 với sự kiện chiến tranh thương mại Mỹ – Trung xảy ra trước đó. Hai là, giai đoạn từ tháng 7 và tháng 8 năm 2020, là giai đoạn mà COVID-19 đang bùng phát mạnh và nhanh chóng lan ra toàn cầu, cùng với tuyên bố cấm nhập khẩu dầu từ Nga của chính quyền Mỹ và Anh. Ba là, thời điểm tháng 3 năm 2022, tương ứng với tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine. Đây đều là những mốc sự kiện chính trị quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường tài chính thế giới nói chung và thị trường vàng nói riêng. <br><br> Abstract <br>
This article employs future gold prices in the global gold market from January 2017 to December 2023 to examine the existence of bubbles in the gold market. The statistical method used is the GSADF test by Phillips et al. (2015). The overall testing results across the entire dataset indicate no bubbles in the gold market prior to the global outbreak of COVID-19, but there is evidence of a bubble phenomenon during the onset of the COVID-19 pandemic. By using rolling window frames of the GSADF test, three periods are identified where bubble occurrences in the gold market are evident. Firstly, the period from May 2019 to September 2019 coincides with the U.S. – China trade war. Secondly, the period in July and August 2020, during the peak of the COVID-19 pandemic's rapid global spread, along with the announcement of the U.S. and UK governments banning oil imports from Russia. Thirdly, bubbles are found in March 2022, corresponding to the conflict between Russia and Ukraine. These are all significant political events impacting the entire global financial market, particularly the gold market.
Download
|