|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 36(3)
, Tháng 3/2025, Trang *-*
|
|
Phân tích phân cụm các doanh nghiệp ở Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia trong giai đoạn 2018-2022: Ứng dụng phương pháp phân tích dữ liệu đa hợp |
CLUSTER ANALYSIS OF VIETNAMESE, THAI, AND INDONESIAN FIRMS DURING THE PERIOD 2018-2022: APPLICATION OF COMPOSITIONAL DATA ANALYSIS |
Dao Thi Thanh Binh & Nguyen Anh Tuan & Le Thanh Binh & Pham Van Hung |
DOI: 10.24311/jabes/2025.36.3.04
Tóm tắt
Bài nghiên cứu tập trung vào việc sử dụng các chỉ số tài chính để phân tích phân cụm các doanh nghiệp, sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu đa hợp (CoDA). Với dữ liệu lấy từ báo cáo tài chính của 300 doanh nghiệp lớn tại Thái Lan, Indonesia và Việt Nam, bài nghiên cứu hướng đến việc phân cụm các doanh nghiệp và từ đó tìm hiểu được đặc tính của từng phân cụm cũng như sự dịch chuyển của doanh nghiệp giữa các cụm trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2022. Kết quả thu được cho thấy không có sự khác biệt rõ rệt khi sử dụng cả 2 phương pháp CLR và ALR; các chỉ số tài chính đều thể hiện tính hiệu quả trong việc phân loại doanh nghiệp, phân chia thành 3 phân cụm dựa theo hiệu quả kinh doanh và mức độ rủi ro tài chính. Phân tích trong giai đoạn trước và sau COVID-19 cũng cho thấy dấu hiệu phục hồi về kết quả kinh doanh thông qua sự chuyển dịch phân cụm của một số công ty. Đáng chú ý hơn, các doanh nghiệp Việt Nam thể hiện hiệu suất hoạt động tốt và duy trì sự hiện diện với số lượng lớn trong nhóm có kết quả hoạt động tốt nhất với mức độ an toàn thanh toán cao.
Abstract The study focuses on using financial indicators to analyze the clustering of businesses, employing a compositional data analysis method. (CoDA). With data taken from the financial reports of 300 large enterprises in Thailand, Indonesia, and Vietnam, the study aims to cluster the enterprises and thereby understand the characteristics of each cluster as well as the movement of enterprises between clusters during the period from 2018 to 2022. The results obtained show no significant difference when using both CLR and ALR methods; the financial indicators are effective in classifying companies, dividing them into three clusters based on business efficiency and financial risk levels. Analysis in the pre- and post-COVID-19 periods also shows signs of recovery in business results through the clustering shifts of some companies. Notably, Vietnamese businesses demonstrate good operational performance and maintain a significant presence in the group with the best performance results and high payment safety.
Từ khóa
phân tích dữ liệu đa hợp (CoDA); phân tích phân cụm; chỉ số tài chính; phân loại doanh nghiệp; COVID-19 compositional data analysis (CoDA); cluster analysis; financial ratios; business classification; COVID-19.
|
|
|
Trái phiếu xanh quốc tế và thị trường chứng khoán Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Tại Việt Nam, với sự gia tăng nhanh chóng của nhu cầu đầu tư xanh và những nỗ lực cấp bách trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu, nghiên cứu này đóng góp vào các tài liệu mới nổi về đầu tư xanh bằng cách khám phá mối liên hệ thời gian - tần suất giữa trái phiếu xanh và thị trường tài chính tại Việt Nam trong giai đoạn 2014–2024. Để đạt được các mục tiêu này, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp tương quan đa chiều cục bộ bằng wavelet (WLMC), có thể xác định mối liên hệ giữa các chỉ số ở nhiều giai đoạn và tần suất khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối liên hệ mạnh mẽ giữa trái phiếu xanh và thị trường tài chính tại Việt Nam, cả tích cực lẫn tiêu cực, phụ thuộc vào từng giai đoạn thời gian và tần suất. Cụ thể, mối liên hệ tiêu cực nổi bật trong các giai đoạn ngắn và trung hạn (2–64 ngày), nhưng khi xét đến dài hạn (128–256 ngày) và đặc biệt là rất dài hạn (trên 512 ngày), mối quan hệ tích cực giữa trái phiếu xanh và thị trường tài chính trở nên rõ rệt hơn. Những phát hiện này có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách quan tâm đến đầu tư xanh và giảm thiểu biến đổi khí hậu. <br><br>
Abstract <br>
In Vietnam, the rapid increase in demand for green investments and urgent efforts to mitigate climate change have prompted this study, which contributes to the emerging literature on green investments by exploring the time-frequency relationship between green bonds and the financial market in Vietnam from 2014 to 2024. To achieve this, the authors employ the Wavelet Local Multiple Correlation (WLMC) method, which allows for identifying relationships between indices across various time scales and frequencies. The results reveal a strong nexus between green bonds and the financial market in Vietnam, exhibiting both positive and negative correlations depending on the specific time and frequency. Notably, the negative relationship is significant in the short- and medium-term periods (2–64 days), while the positive relationship between green bonds and the financial market becomes more pronounced in the long-term (128–256 days) and especially in the very long-term (over 512 days). These findings are significant for investors and policymakers focusing on green investments and climate change mitigation.
Download
Dự báo giá trị chịu rủi ro và thua lỗ dự kiến tại thị trường chứng khoán Việt Nam với phân phối xác suất biến thiên theo thời gian
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài nghiên cứu này đánh giá về vai trò của ghi nhận biến thiên theo thời gian đối với các mômen bậc cao trong phân phối xác suất có điều kiện của tỷ lệ sinh lời đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Cụ thể, nghiên cứu đánh giá khả năng dự báo giá trị chịu rủi ro (Value at Risk - VaR) và giá trị thua lỗ dự kiến (Expected Shortfall – ES) cho VN-Index và HNX-Index tại hai mốc phân vị phổ biến là 1% và 5% với các giả định khác nhau về phân phối xác suất trong mô hình GARCH. Kết quả thực nghiệm cho thấy mô hình GJR-ACD với giả định các mômen bậc cao của phân phối xác suất có điều kiện biến thiên theo thời gian cho kết quả dự báo tốt nhất đối với cả VaR và ES. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự quan trọng của việc ghi nhận tính không chuẩn và biến thiên theo thời gian phân phối xác suất có điều kiện của tỷ lệ sinh lời; từ đó giúp đề xuất mô hình đo lường rủi ro phù hợp cho các tổ chức tài chính và nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. <br><br> Abstract <br>
This paper explores the role of time-varying higher moments in the conditional distribution of financial returns in Vietnam. In particular, the author examines the forecasting performance of several GARCH-type models with alternative conditional distributions in predicting Value at Risk and Expected Shortfall for VN-Index and HNX-Index in both 1% and 5% quantiles over a battery of backtesting methods. Our horserace indicates that the GJR-ACD model with time-varying higher moments and Skewed Generalized Error conditional distribution consistently and significantly outperforms other methods. Our findings highlight the role of allowing for time-varying higher moments in VaR and ES forecasts in Vietnam, which is of particular importance for practitioners and market participants.
Download
Đo lường rủi ro hệ thống của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam: Cách tiếp cận mới từ chỉ số COVAR và SRISK
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Một trong những bài học lớn nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 là việc chỉ đảm bảo an toàn trong hoạt động của từng ngân hàng riêng lẻ là chưa đủ trong bối cảnh hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) ngày càng trở nên phức tạp hơn khiến gia tăng rủi ro hệ thống. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đo lường và xếp hạng rủi ro hệ thống của 12 ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 6 năm 2021 dựa trên biến động thị trường là chỉ số biến động đồng phân vị (CoVaR), và chỉ số rủi ro hệ thống (SRISK). Việc sử dụng dữ liệu thị trường cho phép các ước lượng rủi ro hệ thống có tính liên tục, cập nhật và dựa trên kỳ vọng thị trường, đảm bảo sự đánh giá và giám sát tường xuyên đối với an toàn hệ thống, đặc biệt trong những giai đoạn thị trường biến động mạnh. Dựa trên những đánh giá thực trạng rủi ro hệ thống các NHTM Việt Nam, các tác giả đưa ra khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả đo lường và kiểm soát rủi ro hệ thống tại Việt Nam. <br><br> <strong>Abstract</strong><br>
One of the main lessons of the global financial crisis in 2007–2009 is keeping individual financial institutions sound would be not enough for the stability of the financial system, given the increasing complexity of the banking activities and systemic risk. In this paper, the authors measure the systemic risk of 12 listed Vietnamese commercial banks from April 2008 to June 2021 based on two market risk measures, namely the CoVaR and SRISK. The use of market price in the estimation of bank systemic risk results in timely and forward-looking risk measures, which is particularly important during volatile periods. The authors also provide several policy discussions on the measurement and supervision of systemic risk in the Vietnamese banking sector.
Download
Nợ xấu và vấn đề rủi ro đạo đức trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài báo phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu ở các ngân hàng thương mại Việt Nam, với mục tiêu tìm ra mức ngưỡng nợ xấu mà qua đó hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng có thể thay đổi. Bằng mô hình hồi quy ngưỡng cho dữ liệu bảng cân bằng của 24 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2006-2016, chúng tôi tìm thấy mức ngưỡng nợ xấu vào khoảng 6,07%. Dưới mức này, một sự gia tăng trong tốc độ tăng trưởng tín dụng sẽ làm giảm tỷ lệ nợ xấu; ngược lại, khi tỷ lệ nợ xấu vượt quá mức ngưỡng, tăng trưởng tín dụng sẽ gia tăng cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu. Nghiên cứu cũng tìm ra mối tương quan ngược chiều giữa quy mô ngân hàng và tăng trưởng GDP với tỷ lệ nợ xấu, trong khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản có tương quan cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu.
Download
Bằng chứng mới về tác động bất đối xứng của thay đổi tỷ giá hối đoái lên giá chứng khoán Việt Nam
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Hầu hết các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán thường giả định sự điều chỉnh đối xứng giữa hai biến số. Mục đích nghiên cứu này nhằm kiểm chứng sự hiện diện tác động bất đối xứng của thay đổi tỷ giá hối đoái lên giá chứng khoán tại VN, sử dụng dữ liệu theo tháng giai đoạn 2001M01–2017M01 và phương pháp NARDL, phát triển bởi Shin và cộng sự (2014). Kết quả từ mô hình NARDL khẳng định sự tồn tại quan hệ đồng liên kết giữa các biến số, gồm giá chứng khoán, thành phần dương và âm của tỷ giá hối đoái, cung tiền và lạm phát. Thêm vào đó, các kết quả cũng chỉ ra giá chứng khoán phản ứng bất đối xứng trước sự tăng giá và giảm giá nội tệ; trong dài hạn, tác động của sự tăng giá nội tệ lên giá chứng khoán mạnh hơn tác động của sự giảm giá nội tệ.
Download
|