|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 35(10)
, Tháng 10/2024, Trang *-*
|
|
Mối liên kết của quá tải tính năng hệ thống, thông tin và giao tiếp trong tích hợp chuyển đổi số: Ảnh hưởng của xung đột vai trò |
|
Nguyễn Thúy Vi & Trần Trí Dũng & Nguyễn Thị Mai Trang |
DOI:
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu này xem xét tác động của quá tải tính năng hệ thống (System Feature Overload - SFO), quá tải thông tin (Information Overload - IO), quá tải giao tiếp (Communication Overload - CO) đến xung đột vai trò (Role Conflict - RC), và từ đó ảnh hưởng đến hành vi tích hợp chuyển đổi số của nhân viên (Digital Transformation Integration - DTI). Dựa trên dữ liệu thu thập từ mẫu gồm 322 nhân viên văn phòng thuộc các doanh nghiệp đang thực hiện chuyển đổi số, nghiên cứu đã sử dụng mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (Partial Least Squares Structural Equation Modeling - PLS-SEM) để kiểm định các giả thuyết. Kết quả nghiên cứu cho thấy SFO, IO và CO làm gia tăng RC. Ngoài ra, kết quả còn chỉ ra rằng RC có tác động ngược chiều đến DTI. Để nâng cao khả năng thích ứng của nhân viên với chuyển đổi số, các doanh nghiệp nên xem xét khối lượng công việc thực tế và đầu tư một cách phù hợp vào các hoạt động chuyển đổi số.
Từ khóa
Quá tải tính năng hệ thống; Quá tải thông tin; Quá tải giao tiếp; Xung đột vai trò; Tích hợp chuyển đổi số.
|
|
|
Phong cách lãnh đạo toàn diện và năng lực động: vai trò trung gian của hệ thống quản lý nhân sự
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Căn cứ vào lý thuyết năng lực động, bài báo này đề xuất rằng phong cách lãnh đạo toàn diện tác động dương đến các thành phần của năng lực động đó là sự thấu hiểu và sự tái cấu trúc một cách trực tiếp cũng như gián tiếp thông qua tác động đến hệ thống quản lý nhân sự cụ thể là hệ thống phát triển nhân sự tập trung vào kỹ năng và hệ thống phát triển nhân sự tập trung vào chức năng. Nghiên cứu này khảo sát dữ liệu từ 263 giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng và phó phòng đang công tác tại các doanh nghiệp viễn thông và công nghệ thông tin. Kết quả cho thấy phong cách lãnh đạo toàn diện ảnh hưởng dương đến sự thấu hiểu, sự tái cấu trúc, hệ thống phát triển nhân sự tập trung vào kỹ năng và hệ thống phát triển nhân sự tập trung vào chức năng. Hơn nữa, hệ thống phát triển nhân sự tập trung vào kỹ năng là trung gian một phần liên kết phong cách lãnh đạo toàn diện và sự thấu hiểu. Tương tự, hệ thống phát triển nhân sự tập trung vào chức năng là trung gian một phần liên kết phong cách lãnh đạo toàn diện và sự tái cấu trúc.
Download
MÔ HÌNH HỆ THỐNG LÀM VIỆC HIỆU SUẤT CAO VÀ ỨNG DỤNG TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG TMCP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục tiêu của nhóm tác giả là khám phá quan hệ giữa hệ thống làm việc hiệu suất cao (HTLVHSC), khả năng dịch vụ (KNDV) và kết quả kinh doanh (KQKD) trong ngành ngân hàng (NH) tại TP.HCM. Nhóm tác giả sử dụng dữ liệu khảo sát của 386 chi nhánh, phòng giao dịch của 17 ngân hàng và áp dụng kỹ thuật phân tích PLS. Kết quả phát hiện HTLVHSC có tác động tích cực đến KQKD; trong đó, KNDV đóng vai trò trung gian. Từ đó, nhóm tác cung cấp cơ sở và hướng dẫn cho các nhà quản trị ngân hàng trong việc đưa ra quyết định đầu tư vào HTLVHSC và nâng cao KNDV nhằm tối ưu hóa KQKD.
Lãnh đạo chuyên quyền và hạnh phúc chủ quan của nhân viên: vai trò của sự lấy lòng và lòng tự trọng
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm điều tra tác động của lãnh đạo chuyên quyền đến hạnh phúc chủ quan của nhân viên thông qua hành vi lấy lòng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng xem xét liệu lòng tự trọng có làm giảm mối quan hệ tích cực giữa lãnh đạo chuyên quyền và hành vi lấy lòng hay không. Dữ liệu được thu thập từ 215 nhân viên làm việc trong lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam. Kết quả cho thấy tác động trung gian của hành vi lấy lòng trong mối quan hệ giữa lãnh đạo chuyên quyền và hạnh phúc chủ quan. Thêm vào đó, tác động của lãnh đạo chuyên quyền lên hành vi lấy lòng được tìm thấy là yếu hơn ở những nhân viên có mức độ tự trọng cao hơn.
Tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp về môi trường đến hành vi xanh của nhân viên – Một nghiên cứu trong lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá mối liên hệ giữa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp về môi trường (ECSR) đến hành vi xanh của nhân viên trong lĩnh vực khách sạn, đồng thời kiểm tra vai trò trung gian của yếu tố hạnh phúc nhân viên và nhận dạng tổ chức trong mối quan hệ trên. Là một trong số rất ít nghiên cứu sử dụng lý thuyết xử lý thông tin xã hội trong lĩnh vực khách sạn, và bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hành vi xanh của nhân viên chịu sự tác động tích cực đáng kể bởi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về môi trường, hạnh phúc nhân viên và nhận dạng tổ chức. Hạnh phúc nhân viên và nhận dạng tổ chức đóng vai trò trung gian một phần trong mối quan hệ giữa ECSR và hành vi xanh của nhân viên. Kết quả nghiên cứu củng cố vai trò quan trọng của hoạt động ECSR đối với hành vi xanh của nhân viên trong lĩnh vực khách sạn. <br><br>Abstract<br>
This study aims to explore the relationship between environmental corporate social responsibility (ECSR) and employee green behavior in the hotel sector, and test the mediating role of well-being factors and organizational identification in the above relationship. As one of the very few studies using social information processing theory in the hotel industry and using quantitative research methods, the research results have shown that employees green behavior is significantly positively influenced by the company's environmental corporate social responsibility, employee well-being, and organizational identification. Employee well-being and organizational identification play a partial mediating role in the relationship between ECSR and employee green behavior. The research results reinforce the important role of ECSR activities in the green behavior of employees in the hotel sector.
Download
Tiền tố và kết quả của sự gắn kết của nhân viên với thương hiệu công ty
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm mục đích xem xét ảnh hưởng của các khía cạnh xây dựng thương hiệu nội bộ đến sự gắn kết của nhân viên với thương hiệu công ty và cuối cùng đến sự trung thành, sự truyền miệng tích cực và hiệu quả công việc liên quan đến thương hiệu công ty. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách khảo sát với các nhân viên trực tiếp cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp dịch vụ tại thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu sau khi sàng lọc gồm 300 mẫu được dùng phân tích PLS-SEM. Kết quả phân tích cho thấy hai trong số ba khía cạnh của xây dựng thương hiệu nội bộ là truyền thông thương hiệu và thương hiệu dẫn đầu có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến sự gắn kết của nhân viên với thương hiệu công ty. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự gắn kết của nhân viên với thương hiệu công ty có tác động tích cực đáng kể đến sự trung thành của nhân viên, sự truyền miệng tích cực và hiệu quả công việc liên quan đến thương hiệu công ty.
Download
|