|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 36(1)
, Tháng 1/2025, Trang 35-51
|
|
Nhận thức về hành vi tẩy xanh trong ngành mỹ phẩm: Vai trò điều tiết của tính xác thực xanh và tính minh bạch xanh |
Perception of Greenwashing in the Cosmetics Industry: The Moderating Role of Green Authenticity and Green Transparency |
Van Hong Nguyen & Nguyen Thi Thao & Truong Nhat Phuong & Nguyen Thi Thao Van & Nguyen Minh Khanh |
DOI: 10.24311/jabes/2025.36.1.05
Tóm tắt
Áp dụng phương pháp định lượng, nghiên cứu đã tiến hành triển khai phân tích dữ liệu từ 692 khách hàng của các doanh nghiệp mỹ phẩm xanh thông qua nền tảng khảo sát trực tuyến và trực tiếp. Dữ liệu thu thập được tiến hành xử lý thông qua các bước kiểm định độ tin cậy, phân tích mô hình đo lường, mô hình cấu trúc tuyến tính SEM bậc hai, và phân tích biến điều tiết trên phần mềm Smart PLS 4.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (01) Nhận thức của khách hàng về tẩy xanh có tác động tiêu cực đến lòng tin xanh, từ đó làm giảm ý định mua xanh của khách hàng. (02) Lòng tin xanh đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa nhận thức về tẩy xanh và ý định mua xanh. (03) Tính xác thực xanh và tính minh bạch xanh là yếu tố điều tiết quan trọng, giúp giảm thiểu đáng kể ảnh hưởng tiêu cực của nhận thức về tẩy xanh đến lòng tin xanh và tăng cường mối quan hệ tích cực giữa lòng tin xanh và ý định mua xanh. Dựa trên kết quả này, các khuyến nghị và đề xuất chính sách được đưa ra cho các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp mỹ phẩm xanh và khách hàng.
Từ khóa
Nhận thức của khách hàng, tẩy xanh, lòng tin xanh, ý định mua xanh, tính minh bạch xanh, tính xác thực xanh
|
Download
|
|
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ BỞI TRÍ TUỆ NHÂN TẠO ĐẾN Ý ĐỊNH MUA HÀNG LẶP LẠI CỦA KHÁCH HÀNG TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thương mại điện tử (TMĐT), dịch vụ khách hàng trở thành yếu tố then chốt tạo lợi thế cạnh tranh. Việc tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào dịch vụ khách hàng đang nổi lên như một xu hướng đột phá. Mục đích của nghiên cứu là nhằm đánh giá tác động của chất lượng dịch vụ hỗ trợ bởi AI đến ý định mua hàng lặp lại trên các sàn TMĐT B2C tại Việt Nam, thông qua vai trò trung gian của giá trị cảm nhận và sự hài lòng, đồng thời xem xét vai trò điều tiết của sự phù hợp giữa chức năng AI và khả năng của khách hàng. Dữ liệu khảo sát thu thập từ 512 người tiêu dùng từng trải nghiệm dịch vụ AI trên các sàn TMĐT như Shopee, Tiki, Lazada và TikTok Shop. Kết quả làm sáng tỏ vai trò của AI trong tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, thúc đẩy ý định mua hàng lặp lại, đồng thời đưa ra khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường sự trung thành của khách hàng. <br><br>Abstract:<br>
In the highly competitive landscape of e-commerce, customer service has become a key factor in creating a competitive advantage. The integration of artificial intelligence (AI) into customer service is emerging as a breakthrough trend. This study aims to examines the impact of AI-powered service quality on customers’ repurchase intentions on B2C e-commerce platforms in Vietnam, mediated by perceived value and customer satisfaction, and moderated by the fit between AI functionality and customer capability. Survey data were collected from 512 consumers who had experienced AI services on platforms such as Shopee, Tiki, Lazada, and TikTok Shop. The findings shed light on the role of AI in optimizing user experience and boosting repurchase intentions, while also offering recommendations for enhancing service quality and strengthening customer loyalty.
Mối liên kết của quá tải tính năng hệ thống, thông tin và giao tiếp trong tích hợp chuyển đổi số: ảnh hưởng của xung đột vai trò
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét tác động của quá tải tính năng hệ thống, quá tải thông tin, quá tải giao tiếp đến xung đột vai trò, từ đó ảnh hưởng đến hành vi tích hợp chuyển đổi số của nhân viên. Dựa trên dữ liệu thu thập từ mẫu gồm 322 nhân viên văn phòng thuộc các doanh nghiệp đang thực hiện chuyển đổi số, nghiên cứu đã sử dụng mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần để kiểm định các giả thuyết. Kết quả nghiên cứu cho thấy quá tải tính năng hệ thống, quá tải thông tin và quá tải giao tiếp làm gia tăng xung đột vai trò. Thêm nữa, xung đột vai trò còn tác động ngược chiều đến hành vi tích hợp chuyển đổi số của nhân viên. Để nâng cao khả năng tích hợp chuyển đổi số của nhân viên, các doanh nghiệp nên xem xét khối lượng công việc thực tế và đầu tư một cách phù hợp vào các hoạt động chuyển đổi số.
<br> <br>Abstract <br>
The objective of this study is to examine the impact of System Feature Overload (SFO), Information Overload (IO), and Communication Overload (CO) on Role Conflict (RC), thereby influencing employees' Digital Transformation Integration (DTI) behaviors. Based on data collected from a sample of 322 office employees at businesses implementing digital transformation, the study employed Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS-SEM) to test the hypotheses. The findings indicate that SFO, IO, and CO contribute to an increase in RC. Furthermore, RC negatively affects DTI. To improve employees' ability to integrate digital transformation, organizations should carefully assess actual workload levels and invest appropriately in digital transformation initiatives.
Download
Mối quan hệ giữa tự nhận thức và lãng phí thực phẩm của người tiêu dùng: So sánh cách tiếp cận tập trung vào biến số và tập trung vào cá nhân
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này khám phá mối quan hệ giữa 04 loại tự nhận thức tiêu dùng bậc cao (Consumer Identity ‒ CID: đạo đức, hợp lý, tiết kiệm, và lãng phí) với thái độ, ý định và hành vi liên quan đến lãng phí thực phẩm, thông qua so sánh hai cách tiếp cận: tập trung vào biến số và tập trung vào cá nhân. Cách tiếp cận tập trung vào biến số cho thấy CID-đạo đức, CID-hợp lý, và CID-tiết kiệm có mối quan hệ cùng chiều với thái độ và ý định, trong khi CID-lãng phí có mối quan hệ trái chiều. CID-đạo đức, CID-hợp lý, và CID-tiết kiệm có mối quan hệ ngược chiều với hành vi, trong khi CID-lãng phí lại có mối quan hệ cùng chiều. Cách tiếp cận tập trung vào cá nhân xác định 03 nhóm tiêu dùng: Nhóm xanh, Nhóm cân bằng và Nhóm lãng phí. Nhóm xanh phản đối mạnh mẽ lãng phí thực phẩm, có ý định tiết giảm cao và hành vi lãng phí thấp nhất. Ngược lại, Nhóm lãng phí có mức độ lãng phí cao nhất, thái độ ít tích cực nhất và ý định yếu nhất. Nhóm cân bằng có mức độ thái độ, ý định và hành vi ở giữa 03 nhóm. Kết quả từ hai cách tiếp cận bổ sung cho nhau, cung cấp cái nhìn sâu hơn về mối quan hệ giữa 04 loại CID tổng quát và các kết cục về lãng phí thực phẩm. <br><br>
Abstract <br>
This study explores the relationships between four types of high-order consumer identity (CID: moral, frugal, thrifty and wasteful) and attitudes, intentions, and behaviors related to food waste, through the comparison of two approaches: variable-centered and person-centered. The variable-centered approach shows that moral CID, frugal CID, and thrifty CID are positively related to attitudes and intentions, while wasteful CID is negatively related. Moral CID, frugal CID, and thrifty CID are negatively related to behavior, whereas wasteful CID is positively related. The person-centered approach identifies three consumer groups: Green, Balanced, and Wasteful. The Green strongly opposes food waste, has high intentions to reduce it, and exhibits the lowest wasteful behavior. Conversely, the Wasteful has the highest level of waste, the least positive attitude, and the weakest intentions. The Balanced has intermediate levels of attitudes, intentions, and behaviors among the three groups. The results from both approaches complement each other, providing deeper insights into the relationships between the four types of CID and food waste outcomes.
Download
Lãnh đạo chuyên quyền và hạnh phúc chủ quan của nhân viên: Vai trò của sự lấy lòng và lòng tự trọng
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này xem xét tác động của lãnh đạo chuyên quyền đến hạnh phúc chủ quan của nhân viên thông qua hành vi lấy lòng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng xem xét liệu lòng tự trọng có làm giảm mối quan hệ tích cực giữa lãnh đạo chuyên quyền và hành vi lấy lòng hay không. Nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ 215 nhân viên làm việc trong lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam và sử dụng mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM) để kiểm tra các giả thuyết. Kết quả cho thấy tác động trung gian của hành vi lấy lòng trong mối quan hệ giữa lãnh đạo chuyên quyền và hạnh phúc chủ quan. Thêm vào đó, tác động của lãnh đạo chuyên quyền lên hành vi lấy lòng được tìm thấy là yếu hơn ở những nhân viên có mức độ tự trọng cao hơn. Nghiên cứu này đóng góp vào lý thuyết lãnh đạo, tâm lý học tổ chức và cung cấp những hàm ý thực tiễn cho việc quản lý và phát triển nguồn nhân sự trong các tổ chức.
<br><br>Abstract<br>
This study examines the impact of despotic leadership on employees' subjective well-being through ingratiation behavior. Additionally, it investigates whether self-esteem moderates the positive relationship between despotic leadership and ingratiation. Data were collected from 215 employees working in the telecommunications sector in Vietnam, and partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM) was employed to test the hypotheses. The results supported the mediating effect of ingratiation between despotic leadership and subjective well-being. Furthermore, the effect of despotic leadership on ingratiation was found to be weaker among employees with higher levels of self-esteem. This study makes significant contributions to leadership theory and organizational psychology and offers practical implications for the management and development of human resources within organizations.
Download
Mô hình hệ thống làm việc hiệu suất cao và ứng dụng trong ngành ngân hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục tiêu của nhóm tác giả là khám phá quan hệ giữa hệ thống làm việc hiệu suất cao, khả năng dịch vụ và kết quả kinh doanh trong ngành ngân hàng tại TP. Hồ Chí Minh. Nhóm tác giả sử dụng dữ liệu khảo sát tại 386 chi nhánh, phòng giao dịch của 17 ngân hàng và áp dụng kỹ thuật phân tích PLS. Kết quả phát hiện hệ thống làm việc hiệu suất cao có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh; trong đó, khả năng dịch vụ đóng vai trò trung gian. Từ đó, nhóm tác giả cung cấp cơ sở và hướng dẫn cho các nhà quản trị ngân hàng trong việc đưa ra quyết định đầu tư vào hệ thống làm việc hiệu suất cao và nâng cao khả năng dịch vụ nhằm tối ưu hóa kết quả kinh doanh.
<br><br>Abstract <br>
This study examined the relationship between the high-performance work systems (HPWS)- serviceability- business performance chain in the banking sector in Ho Chi Minh City. Using data collected from 386 bank branches and transaction offices of 17 banks and employing the PLS analytical technique, we found that HPWS has a positive impact on business performance, which is mediated by serviceability. The findings provide a solid foundation for bank managers to make informed decisions regarding investments in HPWS and enhancing service capability to optimize business performance.
Download
|