|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 33(9)
, Tháng 9/2022, Trang 88-106
|
|
Tác động của giá dầu, tỷ giá, lạm phát lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam |
Asymmetric Impact of Oil Price, Exchange Rate, Inflation on Economic Growth in Vietnam |
Ngô Thái Hưng & Nguyễn Thị Cẩm Tú & Bùi Minh Bảo & Hồ Linh Đan & Nguyễn Thanh Hiền |
DOI: 10.24311/jabes/2022.33.09.06
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của giá dầu, tỷ giá và lạm phát đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam với dữ liệu chuỗi thời gian theo quý 26 năm (1995 - 2020). Chúng tôi sử dụng phương pháp mô hình hồi quy phân vị, bao gồm cả phương pháp hồi quy QQR được phát triển bởi Sim và Zhou (2015) và kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger được phát triển bởi Troster (2018). Kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa giá dầu, tỷ giá và lạm phát đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam ở các mức phân vị khác nhau. Qua đó, ta thấy sự thay đổi của giá dầu, tỷ giá và lạm phát rất nhạy cảm với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Sự nhất quán của các kết quả thực nghiệm cho thấy các phát hiện là đáng tin cậy và thích hợp trong việc đưa ra một số gợi ý chính sách liên quan đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
Abstract
This study contributes to the related literature by looking into the impact of oil prices, inflation, and exchange rates on economic growth in Vietnam using data spanning from 1995 to 2020 on quarter basis. By utilizing the quantile regression including the novel quantile on quantile regression (QQR) developed by Sim and Zhou (2015) and non-parametric Granger causality in quantiles techniques proposed by Troster et al. (2018), the authors evaluate the ways in which the quantiles of the independent variables impact the quantiles of economic growth. The findings from the QQR suggest that oil prices, inflation, and exchange rates significantly impact economic growth in all quantiles. More importantly, the results from the Granger causality test highlight that there exists a bidirectional relationship between the examined indicators at different quantiles. The consistency of the results demonstrates that the findings are reliable and appropriate for supporting strategies aimed at increasing economic growth in Vietnam. The policy implications for Vietnam are also discussed.
Từ khóa
Dầu, Tỷ giá, Lạm phát, GDP, Hồi qui phân vị, Việt Nam GDP; Exchange Rate; Inflation; Oil Price; Quantile Regression; Vietnam
|
Download
|
|
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ PHÚC LỢI CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Ô nhiễm môi trường là thách thức đối với nhân loại nói chung và nó vẫn đang tiếp tục gia tăng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện để trả lời cho hai câu hỏi quan trọng về mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường và phúc lợi của người dân Việt Nam giai đoạn 1975-2022. Câu hỏi thứ nhất là lượng khí thải CO2 năm hiện tại cao hơn năm liền kề trước đó, và cao hơn trung bình mười năm trước đó thì phúc lợi của người dân sẽ thay đổi như thế nào? Câu hỏi thứ hai là trong giai đoạn 1975 đến 2022 thì thời kỳ nào mối quan hệ giữa các biến số này diễn ra mạnh mẽ nhất? Áp dụng kỹ thuật phân tích Wavelet, nghiên cứu tìm thấy tác động yếu ở các miền tần số thấp, và tác động mạnh ở các miền tần số cao. Xu hướng này trở nên rõ nét từ sau năm 2003 đến hiện nay. Những phát hiện này sẽ hỗ trợ các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hoạch định chính sách bảo vệ môi trường và thúc đẩy phúc lợi cho người dân.
Rủi ro địa chính trị và thị trường tài chính Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm ước lượng chỉ số lan tỏa về giá và khảo sát sự tương quan của rủi ro địa chính trị (Geopolitical Risk – GPR) đối với thị trường tài chính Việt Nam trong giai đoạn từ 2018–2023 với dữ liệu theo tháng, đặc biệt trong các sự kiện chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, đại dịch COVID-19 và xung đột quân sự Nga – Ukraine. Để làm được điều này, nhóm tác giả vận dụng phương pháp chỉ số lan tỏa giá của Diebold và Yilmaz (2012) và mô hình Cross-Quantilogram của Linton và Wang (2007). Kết quả cho thấy tổng chỉ số lan tỏa đạt 31,4%, nghĩa là tồn tại sự kết dính chặt chẽ giữa các chỉ số được nghiên cứu. Hơn nữa, tác động của GPR lên thị trường tài chính bao gồm tích cực và tiêu cực trong ngắn hạn và yếu dần ở trung hạn. Các kết quả đạt được có ý nghĩa quan trọng đối với nhà đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và chính sách. <br><br> Abstract <br>
This study aims to analyze the price spillover effects and examine correlation between Geopolitical Risk (GPR) and financial markets in Vietnam during the period 2018–2023, covering the US – China trade war, the COVID-19 pandemic, and the Russia – Ukraine crisis. By doing so, the authors employ the spillover index proposed by Diebold and Yilmaz (2012) and the Cross-Quantilogram developed by Linton and Wang (2007). Empirical results illustrate that the price spillover effects between GPR and Vietnam financial markets have a high level of 31.4%, which implies that there is a significant connectedness between these time series. In addition, the impact of GPR on financial markets is both positive and negative in the short term as well as gradually weaker in the medium run. These results have crucial implications for investors, portfolio managers and policymakers.
Download
Tác động của tạo thanh khoản đến khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam – Vai trò của tăng vốn chủ sở hữu ngân hàng
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu phân tích tác động của tạo thanh khoản, tốc độ tăng vốn chủ sở hữu và tương tác giữa tạo thanh khoản và tăng vốn chủ sở hữu đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam bằng cách sử dụng kỹ thuật ước lượng S-GMM và hồi quy phân vị với mẫu gồm 25 NHTM trong giai đoạn 2007 – 2022. Kết quả theo hai phương pháp ước lượng cho thấy tạo thanh khoản làm giảm khả năng sinh lời, ngược lại tăng trưởng vốn chủ sở hữu và tương tác giữa tạo thanh khoản và tăng vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời. Hơn nữa, kết quả từ phương pháp hồi quy phân vị còn cho thấy tác động tiêu cực của tạo thanh khoản đến khả năng sinh lời không mang tính đồng nhất, mức độ tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời tăng dần theo các phân vị. Tăng vốn chủ sở hữu và tương tác giữa tạo thanh khoản và tăng vốn chủ sở hữu làm tăng khả năng sinh lời, có ý nghĩa thống kê tại các phân vị cao hơn (0.75, 0.8 và 0.9). Từ đó nghiên cứu đề xuất một số hàm ý đối với các nhà quản trị ngân hàng nhằm gia tăng khả năng sinh lời. <br><br> Abstract <br>
The study analyzes the effect of liquidity creation, capital growth rate, and interaction between liquidity creation and capital growth rate on profitability of the Vietnamese commercial banks by employing S-GMM and quantile regression approach for a sample of 25 commercial banks during the 2007–2022 period. The empirical results from both estimation techniques reveal that liquidity creation affects significantly and negatively bank profitability. In contrast, capital growth and the interaction between liquidity creation and capital growth rate increase bank profitability. Furthermore, the results from the quantile regression approach indicate that the negative impact of liquidity creation on profitability is heterogeneous, the level of impact gradually escalates from lower to upper quantiles. Capital growth and the interaction between liquidity creation and capital growth increase profitability, which is statistically significant at the upper quantiles (0,75; 0,8 and 0,9). The study proposes some implications for bank managers to increase bank profitability.
Download
Năng lực hấp thụ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tại Việt Nam
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết phân tích năng lực hấp thụ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam, với phương pháp hồi quy với dữ liệu chéo, dựa trên một bộ dữ liệu về 63 địa phương từ năm 2010 đến 2019. Lượng vốn FDI sẽ gia tăng khi có sự cải thiện của tốc độ tăng trưởng trưởng kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng. So với năng lực hấp thụ vốn FDI được dự báo bởi mô hình, ba thành phố gồm Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ vẫn còn không gian để thu hút thêm vốn FDI, trong khi Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh đang thu hút nhiều vốn FDI hơn mức dự báo. Do vậy, nhóm ba thành phố đầu tiên có thể nâng cao chất lượng của các đột phá chiến lược để thu hút thêm vốn FDI, trong nhóm hai thành phố còn lại có thể chuyển qua giai đoạn phát triển chú trọng về chất lượng của dòng vốn FDI. Ngoài ra, bài viết cũng gợi mở rằng chất lượng nguồn nhân lực cần trở thành ưu tiên chính sách hàng đầu trong ba đột phá chiến lược để tăng cường thu hút vốn FDI tại các địa phương.<br><br>Abstract<br>
The paper assesses the foreign direct investment (FDI) absorption capacity by a cross-section regression method on a sample of 63 provinces and central cities in Vietnam over the 2010–2019 period. The FDI inflows improve for a higher economic growth rate, greater human resources, and better infrastructure. Compared with the FDI absorption capacity predicted by empirical model, Hanoi, Danang and Cantho still have available space to attract more FDI capital while Haiphong and Ho Chi Minh city have more FDI than forecasted value. Thus, the group of first three cities can upgrade the quality of strategic breakthroughs to attract more inflows of FDI while the group of two latter cities can transform to next stage of development based on the quality of FDI inflows. Among three strategic breakthroughs, upgrading the human resource needs to be a prioritised policy to attract more FDI in the provinces.
Download
Tác động của minh bạch và công bố thông tin đến tỷ suất sinh lời yêu cầu của nhà đầu tư tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này phân tích tác động của tăng cường minh bạch và công bố thông tin báo cáo (MBTT) đến tỷ suất sinh lời yêu cầu của nhà đầu tư (TSSLYC) tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bằng cách sử dụng mô hình hồi quy trên mẫu nghiên cứu gồm 171 doanh nghiệp trong giai đoạn 2013 – 2019. Kết quả khẳng định việc gia tăng MBTT giúp các công ty giảm TSSLYC. Trong các cấu phần của minh bạch thông tin, minh bạch thông tin tài chính có tác động lớn nhất với TSSLYC. Ngoài ra, chất lượng kiểm toán và số lượng nhà phân tích theo dõi có tác động ngược chiều đến TSSLYC. <br><br><strong>Abstract</strong><br>
This study analyzes the impact of reported information quality on investors' required rate of return in companies listed on the Vietnamese stock market by using a regression model on a sample of 171 enterprises over the 2013–2019 period. The results confirm that increasing transparency reduces the required return of investors. Among the components of information transparency, financial information had the greatest impact on investor's required rate of return. Additionally, the number of analysts following the business and the audit quality had a negative relationship with the required return of the investor.
Download
|