|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 29(4)
, Tháng 4/2018, Trang 30-47
|
|
Tác động của bao bì sản phẩm đến giá trị cảm nhận và ý định tiếp tục tiêu dùng đặc sản địa phương |
|
Hoang Thi Phuong Thao & Le Thi Tu Tram |
DOI:
Tóm tắt
Đặc sản địa phương không chỉ là một nét đẹp văn hóa mà còn là một nguồn lực kinh tế quan trọng. Một trong những yếu tố tạo nên giá trị cho các đặc sản địa phương chính là bao bì sản phẩm. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các thuộc tính của bao bì sản phẩm và tác động của chúng đến giá trị cảm nhận và ý định tiếp tục mua đặc sản của người tiêu dùng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) với mẫu khảo sát gồm 259 người tiêu dùng tại TP.HCM, Hà Nội, Vũng Tàu, và Đà Lạt. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức về bao bì có ba khía cạnh đo lường theo cảm nhận của người tiêu dùng, đó là: (1) Sự hấp dẫn thị giác, (2) thông tin đầy đủ, và (3) tính tiện lợi. Các khía cạnh cảm nhận này có mối quan hệ đồng biến đối với giá trị cảm nhận, từ đó tác động tích cực đến ý định tiếp tục tiêu dùng. Từ kết quả nghiên cứu, các hàm ý quản trị được đề xuất nhằm nâng cao nhận thức về bao bì sản phẩm, làm tăng giá trị cảm nhận và thúc đẩy hành vi tiêu dùng các mặt hàng đặc sản.
Từ khóa
Bao bì; Đặc sản địa phương; Giá trị cảm nhận; Ý định tiếp tục tiêu dùng.
|
Download
|
|
Sự hoài nghi tuyên bố tốt cho sức khỏe ở người tiêu dùng trong ngành thực phẩm: Các tiền tố và hệ quả
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Tuyên bố tốt cho sức khỏe đóng vai trò cầu nối quan trọng giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất. Tuy vậy, đặc tính tín nhiệm của dạng tuyên bố này khiến người tiêu dùng nhìn nhận với sự hoài nghi nhất định. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định và đo lường các tiền tố tác động đến sự hoài nghi đối với tuyên bố tốt cho sức khỏe ảnh hưởng hành vi người tiêu dùng trong ngành thực phẩm. Nghiên cứu khảo sát trực tuyến 512 người tiêu dùng Việt Nam, thông qua phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM). Kết quả cho thấy sự hoài nghi tuyên bố tốt cho sức khỏe chịu tác động từ bốn tiền tố của mô hình nghiên cứu. Trong đó, hai nhân tố thuộc đặc điểm tính cách: tính đa nghi và lòng tự trọng tiêu cực, hai nhân tố thuộc yếu tố tình huống: nhận thức an toàn thực phẩm và kiến thức thị trường. Mặc dù vậy, khác với kỳ vọng ban đầu, dữ liệu thống kê cho thấy kiến thức thị trường có tác động tiêu cực đến sự hoài nghi. Ngoài ra, ảnh hưởng của lòng tự trọng tích cực là không đáng kể. Kết quả cũng cho thấy mối quan hệ giữa sự hoài nghi và hành vi người tiêu dùng có sự liên kết.
Download
Ý định mua sắm xanh của người tiêu dùng Việt Nam: Vai trò của sự hoài nghi về quảng cáo xanh và sự quan tâm đối với phúc lợi động vật
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu sử dụng mô hình SOR để tìm hiểu tác động của mối quan tâm đối với phúc lợi động vật và sự hoài nghi đối với quảng cáo xanh với ý định mua sắm xanh của người tiêu dùng Việt Nam. Dữ liệu được thu thập từ 386 người tiêu dùng có ý định mua sắm xanh tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô hình phương trình cấu trúc bình phương tối thiểu từng phần (PLS-SEM) và phần mềm Smart PLS phiên bản 3.0 để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ tác động của sự quan tâm đối với phúc lợi của động vật và sự hoài nghi đối với quảng cáo xanh đến ý định mua sắm xanh. Nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng cho việc phát triển chiến lược tiếp thị sáng tạo hướng đến khách hàng mục tiêu đặc biệt là đối với thị trường sản phẩm chăm sóc sắc đẹp xanh tại Việt Nam.
Download
Ảnh hưởng của hội chứng FOMO và việc tiếp xúc với người có ảnh hưởng đến ý định mua hàng – Trường hợp sinh viên Đà Nẵng
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này đóng góp vào cơ sở lý thuyết hiện tại bằng cách xem xét vai trò điều tiết của hội chứng nỗi sợ bị bỏ lỡ (FOMO) trong ảnh hưởng của sự tiếp xúc với người có ảnh hưởng (influencer) đến ý định mua hàng, đồng thời cũng xem xét vai trò ảnh hưởng của FOMO đến ý định mua hàng thông qua các yếu tố tâm lý. Phân tích dữ liệu từ hơn 207 mẫu khảo sát các sinh viên tại Đà Nẵng cho thấy FOMO tác động đến ý định mua hàng thông qua ba biến trung gian: sự phấn khích được mong đợi, sự tự nâng cao bản thân và chi phí hối tiếc dự kiến. Trong đó, hai biến đầu tiên củng cố ý định mua hàng còn chi phí hối tiếc dự kiến làm suy yếu ý định mua hàng của sinh viên. Nghiên cứu này còn cho thấy mối quan hệ tích cực giữa sự tiếp xúc với influencer và ý định mua hàng, thông qua việc thúc đẩy mong muốn bắt chước và chủ nghĩa vật chất. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu không cho thấy vai trò điều tiết của FOMO đối với tác động của sự tiếp xúc với influencer đến chủ nghĩa vật chất và ý định mua hàng. Các hàm ý thực tiễn của kết quả nghiên cứu cũng được thảo luận. <br><br> Abstract <br>
This study contributes to the extant literature by examining the moderating role of Fear of Missing Out (FOMO) in the relationship between influencer exposure and purchase intention, while also investigating the effect of FOMO on purchase intention through the mediating roles of psychological factors. Data analysis from 207 survey samples collected from university students in Danang shows that FOMO affects purchase intentions through three mediating variables: anticipated excitement, self-enhancement, and anticipated expense regret. The first two variables strengthen purchase intentions, while anticipated expense regret weaken students' purchase intentions. This study also shows a positive relationship between exposure to influencers and purchase intentions through two mediating variables: desire to mimic and materialism. However, our results do not establish the moderating role of FOMO on the impacts that exposure to influencers has on materialism and purchase intentions. Practical implications of the research results are also discussed.
Yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua lại sản phẩm thời trang qua phát trực tiếp trên Tiktok
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua lại (Repurchase Intention ‒ RI) sản phẩm thời trang thông qua phát trực tiếp (Live Streaming ‒ LS) trên TikTok của giới trẻ tại Đà Nẵng, dựa trên khung lý thuyết kích thích-chủ thể-phản ứng (Stimulus-Organism-Response ‒ SOR) và lý thuyết chuyển đổi niềm tin. Điểm mới của nghiên cứu này bao gồm: (1) nghiên cứu tiên phong khám phá ảnh hưởng của đặc trưng nền tảng LS trong việc hình thành niềm tin của người mua dẫn tới ý định mua lại; (2) nghiên cứu xem xét vai trò chuyển đổi niềm tin từ người bán vào niềm tin sản phẩm, dẫn đến ý định mua lại. Nghiên cứu sử dụng kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng thông qua mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (Partial Least Squares Structural Equation Modeling ‒ PLS-SEM) trên cơ sở dữ liệu điều tra 300 người. Kết quả nghiên cứu khẳng định các đặc trưng của LS có ảnh hưởng đến RI thông qua yếu tố niềm tin. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm này cung cấp hiểu biết thêm cho các nhà quản lý để phát triển các chiến lược giữ chân khách hàng và cải thiện tỷ lệ mua lại một cách hiệu quả.
<br><br>Abstract <br>
The study explores the factors affecting the repurchase intention (RI) of fashion products through live streaming (LS) on TikTok among young consumers in Da Nang City, based on the Stimulus-Organism-Response (SOR) framework and The Transferable Belief Model. The key contribution of this study include: (1) It is a pioneering study that explores the impact of LS platform characteristics on the formation of consumer trust, which subsequently leads to RI; (2) The study examines the role of trust transfer from sellers to product trust, which in turn influences RI. The study adopts a mixed-method approach, integrating both qualitative and quantitative techniques through partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM) based on a survey of 300 participants. The research results confirm that LS characteristics have an impact on RI through the trust factor. These empirical research results provide additional insights for managers to formulate customer retention strategies and enhance repurchase rates effectively.
Download
Nghiên cứu về ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập của sinh viên Đại học: Vai trò điều tiết của tải trọng nhận thức
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu về ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập của sinh viên đại học tại Việt Nam. Nghiên cứu đã xây dựng một mô hình tích hợp giữa lý thuyết sự sẵn sàng công nghệ và mô hình xác nhận kỳ vọng và áp dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất trên một mẫu nghiên cứu gồm 356 sinh viên đại học. Kết quả cho thấy sự lạc quan và sự đổi mới có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức sự hữu ích và sự xác nhận kỳ vọng của sinh viên đại học. Sự xác nhận kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức sự hữu ích. Nhận thức sự hữu ích và sự xác nhận kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của sinh viên, từ đó dẫn đến ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập. Nhận thức sự hữu ích cũng có tác động tích cực đến ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT. Mặt khác, nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng về vai trò điều tiết của yếu tố tải trọng nhận thức đến mối quan hệ giữa nhận thức sự hữu ích và ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT của sinh viên đại học. <br><br>
Abstract <br>
This study aims to investigate university students’ continuance intention to use ChatGPT for learning purposes, based on an integrated model of the Technology Readiness Index and the Expectancy Confirmation Model. The Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS-SEM) technique was applied to analyze a sample of 356 higher education students. The results show that optimism and innovativeness positively influence perceived usefulness and the confirmation of expectations. Expectation confirmation positively influences perceived usefulness. Both perceived usefulness and expectation confirmation of expectations positively affect student satisfaction, which in turn leads to the intention to continue using ChatGPT for learning purposes. Additionally, perceived usefulness directly influences the continuance intention to use ChatGPT. Furthermore, this study provides new insights into the moderating effect of cognitive load on the relationship between students’ perceived usefulness and their continuance intention to use ChatGPT for learning purposes.
Download
|