|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 34(7)
, Tháng 7/2023, Trang 53-66
|
|
Vai trò của chuyển đổi số đối với tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam Bộ |
The Role of Digital Transformation in the Economic Growth of the Southeastern Region |
Nguyen Le Hoang Thuy To Quyen & dang Thi Ngoc The |
DOI: 10.24311/jabes/2024.34.7
Tóm tắt
Nghiên cứu sử dụng kết hợp khung lý thuyết mô hình tăng trưởng cổ điển và hiện đại nhằm đánh giá tác động của chuyển đổi số đến tăng trưởng kinh tế Vùng Đông Nam Bộ. Sử dụng dữ liệu thứ cấp giai đoạn từ 2005 - 2021 của 6 tỉnh, thành phố thuộc Vùng Đông Nam Bộ và phương pháp hồi quy Pooled Mean Group (PMG), kết quả nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng về vai trò của chuyển đổi số, cụ thể là chỉ số phát triển công nghệ thông tin (ICT Index) làm tăng đáng kể GRDP của Vùng. Bên cạnh đó, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn con người (được đo lường bằng tỷ lệ người lao động có trình độ cao đẳng trở lên) cũng được xác nhận trong mô hình tăng trưởng. Một phát hiện thú vị của nghiên cứu là tác động của thể chế được đánh giá ở khía cạnh chính sách phát triển kinh tế tư nhân hay dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp không giúp làm tăng GRDP của Vùng như kỳ vọng.
Abstract
The study employs a combination of classical and modern economic growth theories to assess the impact of digital transformation on growth in the Southeast region. Using secondary data over the 2005–2021 period of 6 provinces and cities in the Southeast Region and pooled mean group (PMG) regression method, the research results provide evidence of a statistically positive effect of digital transformation (measured by the ICT index) on the growth of the Region. Besides, the roles of foreign direct investment and human capital have also been confirmed in the growth model. An interesting finding of the study is that institutions measured in terms of either private economic development policy or business support services have no significant impact on growth as expected.
Từ khóa
Tăng trưởng, Đông Nam Bộ, ICT index, PMG Growth; Southeast Region; ICT Index; PMG
|
Download
|
|
Tác động của tích hợp chuỗi cung ứng đến hiệu suất logistics của các doanh nghiệp dịch vụ logistics: Vai trò trung gian của năng lực quản lý logistics và điều tiết của môi trường logistics
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu phân tích tác động của tích hợp chuỗi cung ứng trực tiếp đến hiệu suất logistics và gián tiếp thông qua năng lực quản lý logistics gồm năng lực quản lý nhu cầu, năng lực quản lý vận hành và năng lực quản lý nguồn lực; cũng như sự điều tiết của môi trường logistics doanh nghiệp đến mối quan hệ này. Sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu từng phần kiểm định mẫu nghiên cứu gồm 392 doanh nghiệp dịch vụ logistics (LSP) ở Đông Nam bộ Việt Nam cho thấy tích hợp chuỗi cung ứng gồm ba thành tố tích hợp nội bộ, tích hợp khách hàng và tích hợp các đối tác ngành logistics ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất logistics của doanh nghiệp, mức độ tác động này sẽ gia tăng khi kết hợp với năng lực quản lý logistics. LSP có môi trường logistics càng phức tạp thì càng có xu hướng tích hợp chuỗi cung ứng, từ đó cải thiện năng lực quản lý logistics và nâng cao hiệu suất logistics của doanh nghiệp. Qua đó, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý quản trị nâng cao hiệu suất logistics của LSP từ góc độ tích hợp chuỗi cung ứng. <br><br>ABSTRACT <br>
The study analyses the impact of supply chain integration directly on logistics performance and indirectly through logistics management capabilities including demand management capability, operation management capability and resource management capability; as well as the moderating impact of the enterprise logistics environment on this relationship. Using the partial least squares method to test the research sample of 392 logistics service providers (LSP) in the Southeast region, it shows that supply chain integration including three components of internal integration, customer integration and logistics collaborator integration has a positive impact on the logistics performance of enterprises, and this impact level will increase when combined with logistics management capabilities. The more complex the logistics environment of LSPs is, the more they tend to integrate the supply chain, thereby improving logistics management capabilities and enhancing the enterprise’s logistics performance. Thus, the study provides some managerial implications to improve the logistics performance of LSPs from the perspective of supply chain integration.
Ảnh hưởng của tác nhân rủi ro chuyển đổi đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Rủi ro biến đổi khí hậu (BĐKH) đã được xem là một trong những rủi ro trọng yếu trong hoạt động ngân hàng. Nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của rủi ro chuyển đổi, đo lường bằng tỷ lệ cho vay các lĩnh vực liên quan đến chính sách khí hậu (CPRS) trên tổng dư nợ cho vay, đến rủi ro tín dụng (RRTD) của ngân hàng thương mại (NHTM). Dữ liệu của 23 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2015-2023 được sử dụng cho phân tích. Phương pháp hồi qui dữ liệu bảng mô-men tổng quát dạng sai phân (Difference Generalized Method of Moments – DGMM) được sử dụng cho ước lượng. Kết quả nghiên cứu khẳng định rủi ro chuyển đổi là nguyên nhân của RRTD. Do vậy, các NHTM cần đưa các vấn đề của rủi ro chuyển đổi nói riêng và rủi ro BĐKH nói chung vào qui trình quản trị RRTD, đồng thời xây dựng hệ thống dữ liệu cho vay chi tiết theo ngành và tiểu ngành thuộc CPRS để theo dõi và đánh giá rủi ro này. <br><br>Abstract<br>
Climate change risk has been considered one of the major risks in banking operations. The study analyzes the impact of climate transition risk, measured by the ratio of lending to climate policy relevant sectors (CPRS) to total loans, on credit risk of commercial banks. The Difference Generalized Method of Moments (DGMM) is employed to analyze data of 23 Vietnamese commercial banks in the period between 2015 and 2023. The results indicate that exposure to climate transition risk is positively associated with credit risk across banks. Therefore, banks need to incorporate the issues of transition risk as well as climate change risk into the credit risk management process, and build high granular lending data to monitor and assess climate risk.
Download
Tác động của đa dạng hóa và cơ cấu sở hữu đến hiệu quả hoạt động ngân hàng Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Trong bối cảnh thị trường tài chính đang trên đà phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, hoạt động đa dạng hóa thu nhập nổi lên được quan tâm sâu sắc và vướng phải nhiều tranh cãi. Dưới ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu, liệu đa dạng hóa có mang lại kết quả tích cực? Nghiên cứu đánh giá tác động của đa dạng hóa và cơ cấu sở hữu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng dựa trên dữ liệu của 27 ngân hàng niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2010-2023, sử dụng kết hợp phương pháp FEM, REM, sai số chuẩn mạnh và FGLS để khắc phục các khuyết tật của mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động, nhưng dưới ảnh hưởng của sở hữu Nhà nước trên 20% đem lại tác động tiêu cực Thông qua nghiên cứu, các NHTM và Chính phủ Việt Nam có thể điều chỉnh đa dạng hóa và tổ chức cơ cấu vốn sao cho tối đa hóa được lợi nhuận. <br><br>Abstract <br>
In the backdrop of a thriving financial market in Vietnam, income diversification emerges as a topic of keen interest and considerable debate. Under the influence of ownership structure, does diversification yield positive outcomes? This study evaluates the impact of diversification and ownership structure on bank performance, drawing from data of 27 listed banks in Vietnam spanning from 2010 to 2023. Employing a combination of FEM robust standard error, FGLS and Two-step System GMM methods to address model deficiencies. Research findings indicate that diversification positively impacts operational efficiency, but under the influence of State ownership exceeding 20%, it yields adverse effects. Through this study, commercial banks and the Vietnamese Government can adjust diversification and ownership structure to maximize profits.
Download
Áp dụng Just-In-Time trong thu mua, sản xuất và mối quan hệ với hiệu quả chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Các doanh nghiệp phải hoạt động trong môi trường liên tục thay đổi và cạnh tranh ngày càng gia tăng đã bắt đầu đặc biệt quan tâm đến việc quản lý chuỗi cung ứng sao cho hiệu quả để có khả năng cạnh tranh bền vững. Vì vậy, gần đây chuỗi cung ứng hiệu quả đã trở thành một công cụ quan trọng giúp tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Hệ thống điều hành sản xuất Just-In-Time là hệ thống vận hành hiệu quả, được nhiều doanh nghiệp áp dụng theo nguyên tắc loại bỏ lãng phí, giảm thiểu tồn kho. Nghiên cứu này sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để đánh giá tác động của áp dụng JIT trong thu mua, sản xuất đến hiệu quả chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp Việt Nam. Mô hình nghiên cứu được đề xuất với với 10 giả thuyết và được kiểm định trên 172 doanh nghiệp. Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SmartPLS. Kết quả cho thấy việc áp dụng JIT trong thu mua và sản xuất đều tác động trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả chuỗi cung ứng thông qua năng lực chuỗi cung ứng và hiệu quả phân phối. Nghiên cứu cũng đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng JIT tại các doanh nghiệp. <br><br>Abstract <br>
Businesses operating in a constantly changing and increasingly competitive environment have begun to pay special attention to effective supply chain management for sustainable competitiveness. Therefore, recently effective supply chains have become an important tool to increase the competitiveness of businesses. Just-in-Time production operating system is an effective operating system, applied by many businesses on the principle of eliminating waste and minimizing inventory. This study used a combination of qualitative and quantitative research methods to evaluate the impact of applying Just-in-Time in purchasing and production on supply chain efficiency in Vietnamese enterprises. The research model was proposed with 10 hypotheses and tested on 172 businesses. Data was processed using SmartPLS software. The results show that applying Just-in-Time to purchasing and production both directly and indirectly impacts supply chain efficiency through supply chain capacity and distribution efficiency. The study also proposes some management implications to improve the effectiveness of Just-in-Time applications to enterprises.
Download
Rào cản đối với ứng dụng công nghệ 4.0 và mối quan hệ với năng lực chuỗi cung ứng, hiệu quả hoạt động - Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này đánh giá tác động của các rào cản đối với ứng dụng công nghệ 4.0, năng lực chuỗi cung ứng và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Dựa trên quan điểm của lý thuyết dự phòng và lý thuyết nguồn lực, mô hình nghiên cứu được đề xuất với với 09 giả thuyết và được thử nghiệm trên 322 doanh nghiệp dệt may. Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS và AMOS. Kết quả cho thấy các rào cản bên trong và bên ngoài có tác động tiêu cực đến việc ứng dụng công nghệ 4.0, năng lực chuỗi cung ứng và hiệu suất hoạt động. Đồng thời, việc ứng dụng công nghệ 4.0 cải thiện năng lực của chuỗi cung ứng cũng như hiệu quả hoạt động. Nghiên cứu cũng đề xuất một số hàm ý nhằm ứng dụng công nghệ 4.0 thành công hơn. <br><br> Abstract <br> Abstract
This study evaluates the impact of barriers on the application of 4.0 technology, supply chain capacity and operational efficiency of Vietnamese textile, and garment enterprises. Based on the perspective of contingency theory and resource theory, the research model is proposed with 09 hypotheses and tested on 322 textile enterprises. Data were processed using SPSS and AMOS. The results show that internal and external barriers have a negative impact on the application of 4.0 technology, supply chain capacity, and operational performance. At the same time, the application of 4.0 technology improves supply chain capacity as well as operational efficiency. The study also proposes some implications for the more successful application of 4.0 technology.
Download
|