|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 30(2)
, Tháng 2/2019, Trang 05-25
|
|
Xây dựng mô hình ra quyết định đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam |
|
Nguyễn Đăng Minh |
DOI:
Tóm tắt
Mục đích của nghiên cứu này là xây dựng một mô hình ra quyết định quản trị khoa học, hỗ trợ quá trình ra quyết định đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam một cách khoa học và hiệu quả. Mô hình đề xuất được xây dựng trên nền tảng lý luận của mô hình ra quyết định quản trị theo tư duy Quản trị Tinh gọn Made in Vietnam và từ kết quả nghiên cứu thực tiễn hoạt động ra quyết định đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam tại doanh nghiệp hiện nay. Nghiên cứu có giá trị tham khảo cho các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.
Từ khóa
Ra quyết định quản trị; Đổi mới công nghệ; Quản trị Tinh gọn Made in Vietnam
|
Download
|
|
Nghiên cứu khám phá về chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam trong khu vực xuất nhập khẩu
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam trong tương lai gắn liền với khả năng chuyển đổi số của nền kinh tế, trong đó, khả năng chuyển đổi số của khu vực xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ số tại các đơn vị xuất nhập khẩu hiện còn gặp nhiều trở ngại và cần có những chính sách phù hợp để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh chuyển đổi công nghệ số trong khu vực này. Dữ liệu được thu thập qua các phỏng vấn sâu với các nhà quản trị tại mười đơn vị xuất nhập khẩu Việt Nam. Kết quả chỉ ra những yếu tố thúc đẩy chuyển đổi số tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam và những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của họ. Từ đó, các giải pháp tại nhiều cấp độ được đề nghị để có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số hiệu quả cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam.
Download
Metaverse và động lực sử dụng của khách hàng: Nghiên cứu điển hình trong lĩnh vực thời trang
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích các nhân tố tác động đến ý định sử dụng Metaverse trong thời trang của người dùng trên địa bàn Hà Nội. Mô hình nghiên cứu được thiết lập dựa trên lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM) và mô hình đẩy-kéo-neo (PPM). Dữ liệu được thu thập từ 300 người dùng tại Hà Nội có ý định sử dụng Metaverse trong thời trang, và được phân tích thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) với phần mềm SPSS và AMOS. Kết quả làm sáng tỏ nhận thức hữu ích và dễ sử dụng, thói quen sẽ thúc đẩy ý định sử dụng Metaverse. Đồng thời, năng lực bản thân, sự thích thú, và khả năng tương thích ảnh hưởng ý nghĩa đến nhận thức hữu ích và dễ sử dụng đối với Metaverse trong thời trang. Nghiên cứu có ý nghĩa hàm ý học thuật và quản trị quan trọng đối với nhà nghiên cứu và nhà quản trị nhằm gia tăng trải nghiệm người dùng trong lĩnh vực tiềm năng thời trang tại Việt Nam. <br><br> Abstract <br>
The study aims to analyze factors that influence users’ intentions to utilize Metaverse in the fashion industry. A research framework is postulated through an association between the technology acceptance model (TAM) and the Push-Pull-Mooring model (PPM). Data were accumulated from 300 users who tend to utilize Metaverse in the fashion in Hanoi using convenience sampling method, and were examined using structural equation modelling (SEM), SPSS, and AMOS softwares. Results reveal that TAM antecedents (i.e., perceived usefulness and ease of use) and PPM antecedents (i.e., habit) foster use intention towards Metaverse. Furthermore, self-efficiency, perceived enjoyment, and perceived compatibility significantly affect perceived usefulness and ease of use. The paper draws several crucial academic and managerial implications for scholars and practitioners (i.e., businesses and technology developers) to augment customer experience and usage behavior towards Metaverse in the fashion industry.
Download
Rủi ro địa chính trị và nguy cơ mất khả năng thanh toán: Bằng chứng thực nghiệm từ các doanh nghiệp ở Đông Nam Á
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài báo này xem xét ảnh hưởng của rủi ro địa chính trị đối với nguy cơ mất khả năng thanh toán của các doanh nghiệp ở 4 quốc gia thuộc khu vực ASEAN. Sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 13.587 quan sát từ năm 1995 đến năm 2018, chúng tôi thấy rằng rủi ro địa chính trị có mối quan hệ cùng chiều với nguy cơ mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu thì khá chắn chắn với nhiều phương pháp ước lượng như mô hình tác động cố định và mô hình hồi quy GMM. Phân tích sâu hơn cho thấy tác động của rủi ro địa chính trị đối với nguy cơ mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp nghiêm trọng hơn đối với các doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, các công ty nắm giữ nhiều tiền mặt có thể giảm thiểu tác động tiêu cực này tốt hơn.
Download
Tác động của mạng xã hội đến mức sẵn lòng trả áp dụng công nghệ sản xuất nông nghiệp: Trường hợp san phẳng mặt ruộng lúa dùng tia laser tại đồng bằng Sông Cửu Long
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết phân tích tác động của các nguồn thông tin mạng xã hội đến việc áp dụng công nghệ san phẳng mặt ruộng dùng tia laser (Lazer Land Leveling – LLL) tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thí nghiệm đấu giá Becker-DeGroot-Marschak (BDM) để ước lượng mức sẵn lòng trả cho áp dụng công nghệ LLL trên ruộng của 167 người nông dân có quyền quyết định trong hoạt động canh tác lúa của hộ tại hai tỉnh An Giang và Kiên Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự kết nối mạng xã hội của người nông dân, phương tiện truyền thông, thông tin từ dự án NGO (Non-governmental Organization), thông tin trao đổi giữa các nông dân về LLL, độ lồi lõm của mặt ruộng và chỉ số tài sản của nông dân có tác động dương với mức ý nghĩa 5%. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở cho các chính sách thúc đẩy áp dụng và lan tỏa công nghệ sản suất công nghiệp bền vững cũng như kỹ thuật mới trong canh tác lúa nói riêng và trong sản xuất nông nghiệp nói chung. <br><br>Abstract<br>
The article analysed the impact of social information sources sources on the adoption of laser land leveling (LLL) technology in the Mekong Delta. This study uses the BDM auction method to elicit the willingness to pay for LLL technology adoption among 167 decision-making farmers in rice cultivation households in An Giang and Kien Giang provinces. The research findings indicate that the scale of farmers' social network connections, media channels, information from NGO (Non-governmental Organization) projects, peer discussions about LLL, the unevenness of the field surface, and the coefficient reflecting the farmers' assets positively impact their willingness to pay, with a significance level of 5%. These findings provide a basis for policies to promote the adoption and dissemination of agricultural sustainable technologies and new techniques specifically in rice cultivation and generally in agricultural production.
Download
Tài Chính Toàn Diện và Dân Trí Tài Chính – Trường Hợp Nghiên Cứu tại Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của dân trí tài chính đến sử dụng dịch vụ tài chính của người dân, từ đó tác động đến tài chính toàn diện. Bằng việc khảo sát 530 người dân sử dụng sản phẩm, dịch vụ Fintech, tác giả nhận thấy nhân tố “Tài chính toàn diện” và “Khả năng sử dụng Fintech” được phản ánh tích cực bởi nhân tố “Dân trí tài chính” và “Ảnh hưởng xã hội”. Đồng thời, nhân tố “Tài chính toàn diện” cũng được tác động tích cực bởi hai nhân tố “Niềm tin” và “Khả năng sử dụng Fintech”. Duy chỉ có nhân tố “Niềm tin” không chịu sự tác động bởi “Dân trí tài chính”, đồng thời nhân tố “Niềm tin” không chịu tác động bởi “Ảnh hưởng xã hội”. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách. <br><br>Abstract <br>
This study evaluates the impact of financial literacy on people's use of financial services, thereby affecting financial inclusion. By surveying 546 people using Fintech products and services, we found that the factors "Financial Inclusion" and "Fintech Usability" are positively reflected by "Financial Literacy” and “Social Influence”. "Financial Inclusion" is also positively affected by the two factors "Trust" and " Fintech Usability ". Only the factor "Trust" is not affected by "Financial Intelligence", just as the factor "Trust" is not affected by "Social Influence". From the research results, we give some policy implications.
Download
|