|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 29(1)
, Tháng 1/2018, Trang 38-55
|
|
Vai trò của yếu tố ảnh hưởng xã hội trong mối quan hệ với niềm tin, thái độ, nhận thức rủi ro đến ý định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh |
|
Nguyen Quang Thu & Luu Thi Kim Tuyen |
DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu này kiểm định vai trò trung gian của yếu tố ảnh hưởng xã hội trong mối quan hệ với niềm tin, thái độ, nhận thức rủi ro đến ý định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh. Mối quan hệ này được kiểm chứng qua 337 khách hàng đã từng mua hay có ý định mua hàng trực tuyến tại TP. Hồ Chí Minh thông qua hình thức khảo sát bằng bảng câu hỏi trực tiếp. Bằng phương pháp SEM để kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết, kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố ảnh hưởng xã hội tác động dương đến niềm tin, thái độ và ý định mua hàng trực tuyến. Yếu tố niềm tin có tác động dương mạnh đến thái độ và ý định mua hàng trực tuyến. Cảm nhận rủi ro có tác động âm mạnh đến niềm tin, thái độ và ý định mua hàng trực tuyến. Yếu tố thái độ cũng có tác động dương trực tiếp khá mạnh đến ý định mua hàng trực tuyến. Sau cùng, nghiên cứu đã kết luận và trình bày hàm ý chính sách cho các nhà bán lẻ trực tuyến nhằm xây dựng các chiến lược hiệu quả để có thể thu hút khách hàng và định hướng nghiên cứu tiếp theo.
Từ khóa
Niềm tin; Ảnh hưởng xã hội; Nhận thức rủi ro; Thái độ; Ý định mua hàng trực tuyến.
|
Download
|
|
Trí tuệ nhân tạo dẫn đường nền tảng đa kênh trong tạo giá trị
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu khám phá tầm quan trọng của trí tuệ nhân tạo dẫn đường nền tảng đa kênh (AI-OMNI) đối với niềm tin trực tuyến dưới điều kiện ngoại biên của đánh giá trực tuyến trong tạo giá trị. Nghiên cứu này sử dụng khung lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology ‒ UTAUT) và kỹ thuật bình phương tối thiểu hai giai đoạn để ước lượng mô hình. Dựa trên bộ dữ liệu gồm 533 khách hàng ngân hàng, kết quả chỉ ra đánh giá trực tuyến điều tiết tích cực mối quan hệ giữa AI-OMNI và niềm tin trực tuyến, dẫn tới tăng cường khả năng tạo giá trị. Nghiên cứu này nhấn mạnh vai trò của AI-OMNI trong việc cải thiện hoạt động kinh doanh, tạo ra giá trị cho tổ chức, đồng thời đóng góp lý thuyết về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ mới. <br><br>Abstract<br>
This study explores the significance of AI-driven omnichannel platforms (AI-OMNI) and online trust in the context of online reviews, focusing on their role in enhancing value creation. We used the unified theory of acceptance and use of technology (UTAUT) framework and a two-stage partial least squares analytical technique for model estimation. Based on a dataset of 533 bank clients, the findings reveal that online reviews positively moderate the relationship between AI-OMNI and online trust, thereby fostering value creation. This research highlights the role of AI-OMNI in enhancing organizational business activities and provides theoretical insights into the acceptance and use of new technologies.
Download
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua lại trực tuyến: Trường hợp nghiên cứu trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm khám phá các yếu tố tác động tới ý định mua lại trực tuyến của người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thông qua mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) mở rộng. Bằng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính dựa trên bình phương tối thiểu riêng phần (PLS-SEM) trên mẫu 610 quan sát, kết quả cho thấy có bốn yếu tố tác động tới ý định mua lại trực tuyến của người dân trên địa bàn TP.HCM bao gồm: (1) thái độ đối với mua sắm trực tuyến, (2), nhận thức tính hữu ích, (3) nhận thức tính dễ sử dụng, (4) nhận thức về môi trường. Trong đó thái độ là yếu tố tác động trực tiếp mạnh nhất và là trung gian trong mối quan hệ giữa các biến độc lập khác tới ý định mua lại trực tuyến. Đáng chú ý, rủi ro nhận thức về mua sắm trực tuyến và tính cá nhân hóa không ảnh hưởng tới ý định mua lại. Từ các kết quả trên, bài viết đã đề xuất một số hàm ý cho các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến nhằm nâng cao ý định mua lại trực tuyến của khách hàng. <br> <br> Abstract <br>
This study aims to explore the factors affecting the online repurchase intention of people living in Ho Chi Minh City through an extended version of the Technology Acceptance Model (TAM). By employing the Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS-SEM) method on a sample of 610 observations, the results reveal that there are four factors influencing the online repurchase intention of people living in Ho Chi Minh City including (1) attitudes toward online shopping, (2) perceived usefulness, (3) perceived ease of use, and (4) environmental awareness. Among these factors, attitude is the strongest predictor of the repurchase intention and also mediates the relationship between other independent variables and the repurchase intention. Notably, perceived risks of online shopping and personalization did not affect the repurchase intention. From the above findings, some implications for online businesses to enhance the customers’ intention to continue shopping online are suggested.
Download
Vai trò của chất lượng dịch vụ logistics trong thương mại điện tử đối với sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng gen Z tại thị trường Hà Nội
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu có mục đích đánh giá ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ logistics (LSQ) của các trang thương mại điện tử đối với sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng gen Z tại Hà Nội. Kết quả nghiên cứu từ 392 khách hàng chỉ ra LSQ bao gồm ba yếu tố cấu thành là tính đúng thời điểm, tính sẵn và tình trạng đơn hàng. Trong khi tình trạng đơn hàng và tính sẵn có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng thì tính đúng thời điểm không cho thấy vai trò thúc đẩy hai biến phụ thuộc. Cuối cùng, sự hài lòng được chứng minh có khả năng dự báo lòng trung thành của khách hàng gen Z. Từ các khám phá này, một số hàm ý được đề xuất giúp các doanh nghiệp nâng cao LSQ, sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng.
Download
Sự tâm lý bầy đàn, khả năng chống chọi, sự tỉnh thức, và ý định tiếp tục mua sắm trực tuyến sau đại dịch COVID-19
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mặc dù đại dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng các nhà nghiên cứu và quản lý bắt đầu quan tâm dự báo hành vi người tiêu dùng sau đại dịch. Nghiên cứu này xem xét sự tác động của các yếu tố tâm lý bầy đàn, khả năng chống chọi, sự tỉnh thức đến các yếu tố sau khi chấp nhận công nghệ là chuyển sang hay tăng cường mua sắm trực tuyến: Sự khẳng định mong đợi, sự hài lòng và ý định tiếp tục mua sắm trực tuyến. Kết quả phân tích PLS-SEM của dữ liệu khảo sát với người tiêu dùng Việt Nam chuyển sang hay tăng cường mua sắm trực tuyến từ khi đại dịch bùng phát cung cấp bằng chứng khẳng định các mối quan hệ: Sự khẳng định mong đợi tác động đến sự hài lòng, và cùng với sự hài lòng có tác động đến ý định tiếp tục mua sắm trực tuyến. Kết quả cũng cho thấy việc đánh giá thấp thông tin của chính bản thân dẫn đến sự bắt chước người khác, và sự bắt chước có ảnh hưởng đến sự khẳng định mong đợi. Bên cạnh đó, khả năng chống chọi và sự tỉnh thức, cũng như sự tương tác giữa hai yếu tố này, cũng có ảnh hưởng đến sự khẳng định mong đợi. Những đóng góp về mặt lý thuyết và hàm ý quản lý cũng được thảo luận trong bài báo.
Download
Hành vi sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến của khách hàng Việt Nam trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này phân tích ý định và hành vi sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 dựa trên lý thuyết động cơ bảo vệ và mô hình chấp nhận công nghệ, từ đó tìm kiếm bằng chứng về sự khác biệt về hành vi sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến giữa khách hàng trong các nhóm tuổi (thế hệ Y và thế hệ Z) trong thời gian khủng hoảng dịch bệnh tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy cảm nhận mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, cảm nhận lợi ích của dịch vụ và cảm nhận dễ sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến của khách hàng Việt Nam. Nghiên cứu cũng chỉ ra ý định sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến của người tiêu dùng nhóm tuổi 18–25 chịu sự ảnh hưởng nhiều hơn của cảm nhận mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh và cảm nhận dễ sử dụng của dịch vụ. Trong khi đó, yếu tố hành vi giải thích nhiều hơn về ý định sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến của người tiêu dùng thuộc nhóm tuổi 26–40. Từ các phát hiện trong nghiên cứu này có thể cung cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao hàng trực tuyến những hiểu biết về động cơ mua hàng của khách hàng trong khủng hoảng
dịch bệnh.
Download
|