|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 34(10)
, Tháng 10/2023, Trang 42-57
|
|
Công nghệ số và năng suất lao động của doanh nghiệp Việt Nam: Mô hình đánh giá và kết quả |
|
dang Thi Viet duc & dang Phong Nguyen |
DOI: 10.24311/jabes/2024.34.10
Tóm tắt
Mục tiêu của bài viết là làm rõ tác động của việc ứng dụng công nghệ số đến năng suất kinh doanh bằng phương pháp định lượng và dữ liệu đáng tin cậy của 7.814 doanh nghiệp Việt Nam. Dữ liệu được thu thập qua hai năm khảo sát 2018 và 2020 để thấy được sự thay đổi mức độ ứng dụng công nghệ số và tác động qua thời gian. Kết quả ước lượng cho thấy, ứng dụng công nghệ số thể hiện qua các năm nhóm về sử dụng phần mềm và hệ thống thông tin chuyên sâu, tổ chức ứng dụng công nghệ số, kỹ năng công nghệ số của nhân viên, ứng dụng công nghệ số tiên tiến, bảo mật thông tin công nghệ số, có tác động tích cực đến năng suất lao động của doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng cho thấy mức độ tác động của ứng dụng công nghệ số tới năng suất lao động của doanh nghiệp Việt Nam được nâng lên qua thời gian từ năm 2018 tới năm 2020. Điều này chứng tỏ, doanh nghiệp Việt Nam đã biết khai thác tận dụng tốt hơn công nghệ số phục vụ mục đích kinh doanh.
Từ khóa
Kinh tế số, Công nghệ số, Tác động, Năng suất lao động, Việt Nam
|
Download
|
|
Mối quan hệ giữa tính chủ động, định hướng chất lượng và thành quả đổi mới triệt để: Vai trò trung gian của sự sẵn sàng cho công nghiệp 4.0
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này xem xét tác động của tính chủ động và định hướng chất lượng đến sự sẵn sàng cho công nghiệp 4.0, từ đó tác động đến thành quả đổi mới triệt để. Mẫu gồm 133 công ty trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam được sử dụng để kiểm định mô hình đề xuất. Dữ liệu được phân tích bằng cách sử dụng phần mềm PLS-SEM. Phương pháp phân tích hai giai đoạn được áp dụng để kiểm tra độ tin cậy, tính hợp lệ, giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Kết quả cho thấy cả tính chủ động và định hướng chất lượng đều có tác động tích cực đến sự sẵn sàng cho công nghiệp 4.0. Sự sẵn sàng cho công nghiệp 4.0 giúp cải thiện thành quả đổi mới sáng tạo triệt để; đồng thời, sự sẵn sàng cho công nghiệp 4.0 cũng đóng vai trò trung gian trong việc thúc đẩy đổi mới triệt để từ chiến lược của tổ chức. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng thảo luận về các hàm ý lý thuyết và thực tiễn. <br><br>
Abstract <br>
This study examines the impact of proactiveness and quality orientation on industry 4.0 readiness, which in turn affects radical innovative performance. A sample of 133 companies from various business sectors in Ho Chi Minh City, Vietnam, was used to test the proposed model. The data was analyzed using PLS-SEM software. A two-stage analytical method was applied to examine the reliability, validity, hypotheses, and the research model. The results indicate that both proactiveness and quality orientation have positive impacts on industry 4.0 readiness. The industry 4.0 readiness, in turn, positively affects radical innovative performance. The industry 4.0 readiness also plays a mediating role in fostering radical innovation from organizational strategies. The study also discusses theoretical and practical implications.
Download
Số hóa hiệu quả quản lý nhân sự: Mô hình khái niệm và ứng dụng
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Tiến bộ công nghệ đang thử thách khả năng số hóa hoạt động nhân sự của các tổ chức, sử dụng phần mềm và các ứng dụng quản lý. Tuy nhiên, các mô thức và hướng dẫn hiện nay tồn tại rời rạc, chưa nhất quán trong cơ chế quản trị, dẫn đến thiếu đồng nhất về mặt lý thuyết và sự mơ hồ trong ứng dụng. Do đó, nhóm tác giả phân tích tài liệu và lý thuyết liên quan để đề xuất khung mô hình khái nhiệm của phần mềm quản lý và ứng dụng một cách có hiệu quả. Mô hình được dựa trên nền tảng của phần mềm KeeView, với các tính năng quản lý nhân sự toàn diện, quản trị mục tiêu nâng cao, đánh giá năng lực, và xây dựng bảng lương. Nghiên cứu này đóng góp cả về mặt lý thuyết và thực tiễn cho lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực thông qua số hóa mô hình quản lý nhân sự và đề xuất các chức năng cần thiết để hiệu quả trong quản trị điều hành. <br><br>Abstract<br>
Technological advances are pushing organizations to enhance their ability to digitize human resource (HR) activities through management software and applications. However, existing frameworks and guidelines are fragmented and inconsistent in administrative mechanisms, leading to theoretical misalignment and ambiguity in practical application. To address this gap, this study analyzes relevant literature and theories to propose an effective conceptual framework for implementing HR management software and applications. The model is built upon the KeeView platform, incorporating comprehensive HR functionalities, enhanced goal management, competency assessment, and payroll development. This study makes significant contributions to both theoretical development and practical applications in human resource management by digitizing HR models and outlining critical functions for effective operational governance.
Download
Nghiên cứu hành vi tiếp tục sử dụng chatbot trong ngân hàng: Tiếp cận từ mô hình ISS và cảm nhận giá trị
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng chatbot trong ngân hàng của người dùng. Mô hình nghiên cứu được phát triển dựa trên lý thuyết hệ thống thông tin thành công (ISS). Dữ liệu được thu thập từ 527 người dùng đã trải nghiệm sử dụng chatbot trong ngân hàng tại Hà Nội thông qua áp dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, và được phân tích qua mô hình cấu trúc tuyến tính với phần mềm SPSS và AMOS. Kết quả chỉ ra các yếu tố của ISS, bao gồm chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống (tính tương tác, tính tự động, và tính hữu ích), và chất lượng dịch vụ (khả năng thấu hiểu, sự thân thiện, và tính cá nhân hóa) ảnh hưởng đến cảm nhận giá trị (giá trị bên ngoài và giá trị bên trong) của người dùng. Đồng thời, các giá trị này đóng vai trò thúc đẩy ý định tiếp tục sử dụng chatbot. Bài viết có ý nghĩa hàm ý học thuật và hàm ý thực tiễn nhằm gia tăng cảm nhận giá trị và sử dụng bền vững của người dùng đối với chatbot trong ngân hàng.
Nghiên cứu về ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập của sinh viên Đại học: Vai trò điều tiết của tải trọng nhận thức
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu về ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập của sinh viên đại học tại Việt Nam. Nghiên cứu đã xây dựng một mô hình tích hợp giữa lý thuyết sự sẵn sàng công nghệ và mô hình xác nhận kỳ vọng và áp dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất trên một mẫu nghiên cứu gồm 356 sinh viên đại học. Kết quả cho thấy sự lạc quan và sự đổi mới có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức sự hữu ích và sự xác nhận kỳ vọng của sinh viên đại học. Sự xác nhận kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức sự hữu ích. Nhận thức sự hữu ích và sự xác nhận kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của sinh viên, từ đó dẫn đến ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập. Nhận thức sự hữu ích cũng có tác động tích cực đến ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT. Mặt khác, nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng về vai trò điều tiết của yếu tố tải trọng nhận thức đến mối quan hệ giữa nhận thức sự hữu ích và ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT của sinh viên đại học. <br><br>
Abstract <br>
This study aims to investigate university students’ continuance intention to use ChatGPT for learning purposes, based on an integrated model of the Technology Readiness Index and the Expectancy Confirmation Model. The Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS-SEM) technique was applied to analyze a sample of 356 higher education students. The results show that optimism and innovativeness positively influence perceived usefulness and the confirmation of expectations. Expectation confirmation positively influences perceived usefulness. Both perceived usefulness and expectation confirmation of expectations positively affect student satisfaction, which in turn leads to the intention to continue using ChatGPT for learning purposes. Additionally, perceived usefulness directly influences the continuance intention to use ChatGPT. Furthermore, this study provides new insights into the moderating effect of cognitive load on the relationship between students’ perceived usefulness and their continuance intention to use ChatGPT for learning purposes.
Download
Ảnh hưởng của tác nhân rủi ro chuyển đổi đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Rủi ro biến đổi khí hậu (BĐKH) đã được xem là một trong những rủi ro trọng yếu trong hoạt động ngân hàng. Nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của rủi ro chuyển đổi, đo lường bằng tỷ lệ cho vay các lĩnh vực liên quan đến chính sách khí hậu (CPRS) trên tổng dư nợ cho vay, đến rủi ro tín dụng (RRTD) của ngân hàng thương mại (NHTM). Dữ liệu của 23 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2015-2023 được sử dụng cho phân tích. Phương pháp hồi qui dữ liệu bảng mô-men tổng quát dạng sai phân (Difference Generalized Method of Moments – DGMM) được sử dụng cho ước lượng. Kết quả nghiên cứu khẳng định rủi ro chuyển đổi là nguyên nhân của RRTD. Do vậy, các NHTM cần đưa các vấn đề của rủi ro chuyển đổi nói riêng và rủi ro BĐKH nói chung vào qui trình quản trị RRTD, đồng thời xây dựng hệ thống dữ liệu cho vay chi tiết theo ngành và tiểu ngành thuộc CPRS để theo dõi và đánh giá rủi ro này. <br><br>Abstract<br>
Climate change risk has been considered one of the major risks in banking operations. The study analyzes the impact of climate transition risk, measured by the ratio of lending to climate policy relevant sectors (CPRS) to total loans, on credit risk of commercial banks. The Difference Generalized Method of Moments (DGMM) is employed to analyze data of 23 Vietnamese commercial banks in the period between 2015 and 2023. The results indicate that exposure to climate transition risk is positively associated with credit risk across banks. Therefore, banks need to incorporate the issues of transition risk as well as climate change risk into the credit risk management process, and build high granular lending data to monitor and assess climate risk.
Download
|