|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 29(12)
, Tháng 12/2018, Trang 25-36
|
|
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: Các xu hướng nghiên cứu |
|
Ho Viet Tien & Ho Thi Van Anh |
DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) được coi như là bắt đầu với công trình của Caroll năm 1979 về 3 phương diện của hiệu quả doanh nghiệp – kinh tế, xã hội và môi trường (Caroll, 1979), nhưng chỉ thực sự bùng nổ từ thập niên 2010 trên nhiều cấp độ, cũng như từ nhiều góc độ của quản trị - quản trị chiến lược, quản trị nguồn nhân lực, marketing, tài chính, kế toán, quản trị môi trường.. Bài viết này hướng đến một tổng quan các nghiên cứu về CSR, các lý thuyết nền dùng giải thích CSR, các chủ đề nghiên cứu CSR trên 3 cấp độ thể chế, tổ chức và cá nhân, các phương pháp nghiên cứu và cơ sở dữ liệu thường được sử dụng trong nghiên cứu CSR, và các chủ đề CSR đáng quan tâm trong những năm tới.
Từ khóa
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp; Hiệu quả xã hội doanh nghiệp; Hiệu quả tài chính doanh nghiệp; Tiếp cận thể chế; Tiếp cận tổ chức; Tiếp cận cá nhân
|
Download
|
|
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng tiêu dùng sản phẩm xanh: Trường hợp xăng sinh học E5
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Ở các quốc gia khác, nhiều mô hình nghiên cứu đã được sử dụng để nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xanh. Tuy nhiên tại Việt Nam, nền tảng lý thuyết và các nghiên cứu liên quan vẫn còn rất hạn chế. Dựa trên thuyết hành động hợp lý, thuyết kích thích môi trường và nhận thức về giá, đồng thời căn cứ vào sự tranh luận giữa các kết quả nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này kiểm định sự tác động của chủ nghĩa hoài nghi xanh, kiến thức chủ quan về môi trường, sự quan tâm đến môi trường, sự nhận thức về giá và sự thờ ơ đối với chủ nghĩa môi trường đến sự sẵn lòng tiêu dùng xanh của khách hàng (sản phẩm cụ thể là xăng sinh học E5). Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng trên mẫu khảo sát gồm 539 người tiêu dùng tại TP.HCM để đánh giá thang đo và kiểm định mô hình bằng phương pháp phân tích SEM. Kết quả cho thấy chủ nghĩa hoài nghi xanh, sự thờ ơ đối với chủ nghĩa môi trường có tác động tiêu cực đến sự sẵn lòng tiêu dùng xăng E5; còn sự quan tâm đến môi trường có tác động tích cực. Trong đó, chủ nghĩa hoài nghi xanh có ảnh hưởng lớn nhất, và sự quan tâm đến môi trường có ảnh hưởng nhỏ nhất. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự sẵn lòng tiêu dùng sản phẩm xanh nói chung và sự sẵn lòng tiêu dùng xăng sinh học E5 nói riêng của người tiêu dùng tại TP.HCM. <br><br> Abstract <br>
Based on rational action theory, environmental stimulus and price perception theory, and the debate between previous research results, this study examines the impact of green skepticism, subjective environmental knowledge, environmental concern, price consciousness, and environmental apathy on customers’ willingness to buy green (the product is E5 biofuel). The study used quantitative analysis methods on a survey of 539 consumers in Ho Chi Minh City to evaluate the scale and test the model using the SEM analysis method. The findings confirm that green skepticism and environmental apathy negatively impact the willingness to consume E5 biofuels, and environmental concern has a positive impact. In particular, green skepticism has the most significant influence, and environmental concern has the most negligible influence. The study proposes several measures to promote consumers’ willingness to buy green goods in general and the willingness to use E5 biofuel in Ho Chi Minh City.
Download
Chủ quyền Carbon và hàm ý chính sách phát triển thị trường carbon Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Thị trường carbon là công cụ chính sách chủ yếu giúp Việt Nam đạt được cam kết giảm phát thải khí nhà kính theo Đóng góp do Quốc gia tự quyết định (NDC) và mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Tuy nhiên, các văn bản pháp lý và quản lý nhà nước về thị trường carbon chỉ đề cập đến cơ cấu thị trường carbon chung, chưa xác định được hướng tiếp cận đặt nền tảng xây dựng một thị trường hiệu quả và bền vững. Nghiên cứu này đề xuất chủ quyền carbon là hướng tiếp cận chủ đạo để xây dựng thị trường carbon nhằm tối ưu hóa cơ hội kinh tế từ các giao dịch carbon, bảo vệ lợi ích quốc gia trong các đàm phán quốc tế, và góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn. Nghiên cứu khảo lược nền tảng lý thuyết chủ quyền carbon và thảo luận các định hướng ứng dụng tại Việt Nam. Các nền tảng chính của tiếp cận chủ quyền carbon là thị trường hạn ngạch carbon bắt buộc, thị trường tín chỉ carbon tự nguyện có kiểm soát, số hóa hệ thống đăng ký MRV quốc gia và số hóa tín chỉ carbon.
Nghiên cứu ứng dụng mô hình học máy khả diễn XAI trong phân tích rủi ro đầu tư ESG: Thông tin chi tiết từ các doanh nghiệp S&P 500
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Các yếu tố Môi trường, Xã hội, và Quản trị trở nên quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất và rủi ro của doanh nghiệp. Nghiên cứu này khám phá ứng dụng các mô hình học máy khả diễn XAI nhằm cải thiện khả năng diễn giải, tăng độ tin cậy trong phân tích rủi ro ESG. Thực nghiệm dữ liệu ESG của các doanh nghiệp S&P 500, cho thấy mô hình LightGBM có độ chính xác cao nhất với MAE (0.9233), MSE (1.7696), RMSE (1.3303), MAPE (4.21%), so với XGBoost và Random Forest. Phân tích giá trị SHAP chỉ ra rằng rủi ro ESG bị chi phối chủ yếu bởi ba yếu tố chính: rủi ro môi trường (Environment_Risk_Score - 3.34), rủi ro xã hội (Social_Risk_Score - 2.36) và rủi ro quản trị (Governance_Risk_Score - 1.39). Ngoài ra, mức độ rủi ro ESG tổng thể của doanh nghiệp (ESG_Risk_Level_Low - 1.04, ESG_Risk_Level_High - 0.39) cũng đóng vai trò quan trọng. Kết quả nghiên cứu làm nổi bật tiềm năng của các mô hình XAI trong việc tăng cường báo cáo và tuân thủ ESG, đồng thời cung cấp thông tin chi tiết cho các nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách. Hơn nữa, nghiên cứu này minh chứng cho việc tích hợp ML/AI khả diễn vào qui trình quản lý rủi ro của tổ chức, thúc đẩy tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, và sự tin tưởng vào các đánh giá ESG.
Download
Tổng quan về kế toán xanh qua phân tích trắc lượng thư mục
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết cung cấp cái nhìn tổng quát liên quan đến kế toán xanh, đồng thời chỉ ra các tác giả, các tạp chí và các quốc gia có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực này. Dựa trên 360 tài liệu từ Scopus và Web of Science, chúng tôi phân tích xu hướng công bố về kế toán xanh này từ năm 1992 đến quý 3 năm 2024. VOSviewer được sử dụng để thực hiện các phân tích trắc lượng thư mục nhằm xác định tác giả, nghiên cứu và quốc gia nổi bật. Kết quả chỉ rõ các tác giả như Cairns, Bartelmus và Peter đã đóng góp to lớn cho chủ đề này. Trong khi đó, các quốc gia gồm Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Trung Quốc và Indonesia có số lượng trích dẫn và đồng tác giả cao nhất. Đồng thời, bài viết cũng đã chỉ ra các từ khoá và các chủ đề nghiên cứu nổi bật trong lĩnh vực kế toán xanh. Các nhà nghiên cứu sau này có thể dựa vào bài nghiên cứu để xác định xu hướng và các chủ đề xung quanh kế toán xanh. Bài nghiên cứu cũng dự đoán rằng số lượng bài viết về chủ đề này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. <br><br> Abstract <br>
This paper aims to provide an overview of green accounting and indicates authors, sources, and countries that significantly impact this area. Drawing on a sample of 360 papers from Scopus and Web of Science, we analyze the publication trends on green accounting from 1992 to the third quarter of 2024. VOSviewer is used to perform the bibliometric analysis to identify outstanding authors, studies, and countries. The results indicate that scholars such as Cairns, Bartelmus, and Peter have made significant contributions to this topic. The United States, the United Kingdom, China, and Indonesia emerge as the countries with the highest number of citations and co-authorships. Additionally, the study identifies key keywords and emerging research themes related to green accounting. Future researchers can utilize this work to explore trends and topics related to green accounting. The study also anticipates that the number of publications in this area will continue to rise.
Nghiên cứu ứng dụng AI khả diễn trong FINTECH: Tối ưu hóa đầu tư bền vững dựa trên tiêu chí ESG tại Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này khám phá vai trò của AI khả diễn (eXplainable AI hay XAI) ứng dụng thúc đẩy chiến lược đầu tư bền vững trong lĩnh vực công nghệ tài chính (FinTech) tại Việt Nam. Trong khi các mô hình AI góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình ra quyết định đầu tư, thì những hạn chế về tính minh bạch đang là rào cản đáng kể đối với việc tích hợp các tiêu chí Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG). XAI được xem là giải pháp tiềm năng để giải quyết vấn đề này bằng việc tăng cường tính minh bạch, cải thiện khả năng diễn giải, và có trách nhiệm giải trình nhằm củng cố niềm tin của nhà đầu tư trong quá trình ra quyết định. Với bối cảnh đang thay đổi của Việt Nam về AI và Dữ liệu lớn, cùng với tiềm năng tăng trưởng của công nghệ và ứng dụng FinTech. Nghiên cứu này dựa trên phân tích dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính và ESG, đồng thời ứng dụng các mô hình AI tân tiến kết hợp nền tảng toán học SHAP nhằm làm rõ cách thức XAI được sử dụng để nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực, quản lý rủi ro và thúc đẩy phát triển bền vững trong dài hạn. <br><br>Abstract <br>
This study explores the role of eXplainable AI (XAI) in driving sustainable investment strategies in the financial technology (FinTech) sector in Vietnam. While AI models contribute to improving the efficiency of investment decision-making, transparency constraints are a significant barrier to the integration of Environmental, Social, and Governance (ESG) criteria. XAI is seen as a potential solution to address this issue by enhancing transparency, improving explainability, and accountability to strengthen investor confidence in the decision-making process. Given Vietnam’s changing landscape of AI and Big Data, along with the growth potential of FinTech technology and applications. This study is based on secondary data analysis from financial and ESG reports, and applies advanced AI models combined with the SHAP mathematical platform to clarify how XAI is used to improve resource allocation efficiency, manage risks, and promote long-term sustainable development.
|