|
Tạp chí phát triển kinh tế |
Số 243
, Tháng 1/2011, Trang 03-06
|
|
Chính sách tiền tệ năm 2010: Ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ngăn ngừa lạm phát cao và định hướng điều hành chính sách tiền tệ năm 2011 |
|
Nguyễn Văn Giàu |
DOI:
Tóm tắt
Từ khóa
|
Download
|
|
Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển và tăng trưởng kinh tế Việt Nam
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
"Bài viết này giới thiệu tổng quan về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại VN (bao gồm quá trình hoàn thiện khung pháp luật và thu hút đầu tư FDI), vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế thông qua các chỉ số như tăng vốn đầu tư xã hội, gia tăng sản lượng sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng việc làm và nguồn thu ngân sách quốc gia, và đặc biệt đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Phương pháp phân tích gồm mô tả thống kê mối quan hệ giữa nguồn vốn FDI và các kết quả phát triển kinh tế, và sử dụng mô hình kinh tế lượng để đo lường tác động của nguồn vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế. Nguồn số liệu sử dụng trong phân tích là số liệu thứ cấp lấy từ các báo cáo, trang Web cuả Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giai đoạn 1988-2008.
Download
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ PHÚC LỢI CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Ô nhiễm môi trường là thách thức đối với nhân loại nói chung và nó vẫn đang tiếp tục gia tăng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện để trả lời cho hai câu hỏi quan trọng về mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường và phúc lợi của người dân Việt Nam giai đoạn 1975-2022. Câu hỏi thứ nhất là lượng khí thải CO2 năm hiện tại cao hơn năm liền kề trước đó, và cao hơn trung bình mười năm trước đó thì phúc lợi của người dân sẽ thay đổi như thế nào? Câu hỏi thứ hai là trong giai đoạn 1975 đến 2022 thì thời kỳ nào mối quan hệ giữa các biến số này diễn ra mạnh mẽ nhất? Áp dụng kỹ thuật phân tích Wavelet, nghiên cứu tìm thấy tác động yếu ở các miền tần số thấp, và tác động mạnh ở các miền tần số cao. Xu hướng này trở nên rõ nét từ sau năm 2003 đến hiện nay. Những phát hiện này sẽ hỗ trợ các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hoạch định chính sách bảo vệ môi trường và thúc đẩy phúc lợi cho người dân.
Tác động của ổn định tài chính đến phát triển bền vững: Góc nhìn từ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết này nhằm nghiên cứu tác động của ổn định tài chính (OĐTC) đến phát triển bền vững (PTBV) dưới góc nhìn từ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở 33 quốc gia đang phát triển và 7 quốc gia phát triển, năm 2005-2020. Bằng phương pháp hồi quy Bayesian cho thấy, OĐTC có tác động tích cực đến PTBV ở cả hai nhóm quốc gia với xác suất trên 79,3%. Nghiên cứu vai trò của lạm phát và cung tiền trong mối quan hệ này thì OĐTC có tác động tiêu cực đến PTBV và xác xuất 97,2%. Ngược lại, khi nghiên cứu vai trò của lãi suất và dự trữ ngoại hối thì OĐTC có tác động tích cực đến PTBV với xác suất trên 89,6% ở cả hai nhóm nước. Tương tự, khi xem xét vai trò CSTK– chi tiêu công thì OĐTC có tác động tích cực đến PTBV với xác suất cao trên 99,7% ở hai nhóm quốc gia. Ngược lại, OĐTC có tác động tích cực đến PTBV khi xem xét thêm vai trò của thuế với xác xuất 100% ở các quốc gia phát triển và tác động tiêu cực với xác suất xảy ra 60,9% ở các quốc gia đang phát triển.
Đặc điểm kinh doanh homestays du lịch cộng đồng và hàm ý chính sách giảm nghèo: Bằng chứng từ mô hình Heckman, kỹ thuật Lasso và thang đo Likert
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết này nhằm phân tích các đặc điểm kinh doanh homestays và đề xuất hướng can thiệp chính sách nhằm giảm nghèo thông qua phát triển du lịch cộng đồng. Dựa trên dữ liệu thu thập từ phỏng vấn 370 hộ ở Tây Bắc Việt Nam và mô hình hồi Heckman 2 bước, kỹ thuật Lasso và thang đo Likert, kết quả cho thấy hầu hết kinh doanh homestays tập trung ở một số tầng lớp thượng lưu, có thành viên gia đình hoặc người thân làm việc tại chính quyền địa phương. Các hộ kinh doanh homestays cũng có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng tốt hơn các hộ khác. Những người dân bản địa mong muốn nhưng gặp trở ngại trong sở hữu homestays do những rào cản như thiếu vốn, kiến thức và các mối quan hệ xã hội. Vai trò của hiệp hội du lịch, hợp tác xã để kết nối sự tham gia và hưởng lợi của người dân từ kinh doanh homestays còn rất hạn chế. Trong khi cộng đồng đều có đóng góp tích cực vào bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên và văn hóa bản địa, việc phát triển các homestays cá thể có thể thiếu tính bền vững. Do vậy, nhà nước cần hỗ trợ cộng đồng phát triển các hiệp hội du lịch, hợp tác xã, tiếp cận tài chính ngân hàng và nâng cao kiến thức kinh doanh du lịch.
Download
|