|
Tạp chí phát triển kinh tế |
Số 235
, Tháng 5/2010, Trang 37-44
|
|
Tác động của khủng hoảng tài chính đến kinh tế Việt Nam năm 2009 và những đề xuất giải pháp về chính sách tiền tệ năm 2010 |
|
Trần Hoàng Ngân & Nguyễn Thị Thùy Linh |
DOI:
Tóm tắt
Từ khóa
kinh tế,chính sách,
|
Download
|
|
Chính sách tiền tề và chính sách tài khóa: Những vấn đề phối hợp cần đặt ra
2019, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2013 của Chính phủ, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 5,5%; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỉ lệ nhập siêu khoảng 8%; bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) không quá 4,8% GDP; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 8%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 30% GDP; tỉ lệ hộ nghèo giảm 2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%… Chính phủ cũng đã xác định cần phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa (CSTK) và chính sách tiền tệ (CSTT) trong việc huy động, sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh tế, đồng thời bảo đảm kiềm chế lạm phát, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô; tiếp tục tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, hạ lãi suất tín dụng phù hợp với mức giảm lạm phát; khuyến khích các ngân hàng thương mại (NHTM) cho vay lãi suất thấp đối với các lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất hàng xuất khẩu...; Bài viết này dựa trên khuôn khổ lý thuyết về mối quan hệ giữa CSTT và CSTK để chỉ ra những điểm cần phối hợp trong quá trình điều hành CSTT và CSTK của VN hiện nay nhằm góp phần thực hiện tốt Nghị quyết về phát triển kinh tế-xã hội năm 2013 của Chính phủ.
Download
Lan tỏa rủi ro từ giá dầu thế giới đến thị trường chứng khoán các nước ASEAN-6
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm đánh giá sự lan truyền rủi ro đuôi của giá dầu đến từng thị trường chứng khoán các nước ASEAN-6 (Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia và Singapore) trong giai đoạn 2017–2023 được chia thành ba giai đoạn: trước và trong đại dịch COVID–19, chiến tranh Nga-Ukraine. Mô hình DCC–GARCH được sử dụng để tính toán CoVaR, DCoVaR và kiểm định Kolmogorov - Smirnov (K–S) để đánh giá và so sánh mức độ rủi ro lan tỏa của giá dầu thô lên thị trường chứng khoán ASEAN+6. Kết quả thực nghiệm cho thấy rủi ro từ sụt giảm giá dầu thô có ảnh hưởng đến rủi ro của thị trường chứng khoán các nước ASEAN+6 trong toàn bộ giai đoạn nghiên cứu. Ngoài ra, rủi ro lan tỏa trong giai đoạn trước COVID-19 và chiến tranh Nga-Ukraine là tương đối thấp với hầu hết các quốc gia được nghiên cứu. Trong giai đoạn COVID-19, tất cả thị trường chứng khoán khu vực ASEAN+6 đều chịu rủi ro lan tỏa từ sụt giảm giá dầu thô lớn hơn so với hai giai đoạn còn lại. Đặc biệt, Việt Nam và Thái Lan là hai thị trường phải đối mặt với rủi ro lan tỏa từ dầu thô nhiều hơn các thị trường khác. Các nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý nên ban hành các kế hoạch nhận diện, giám sát và hành động để giảm thiểu các tác động tiêu cực của rủi ro giá dầu. <br><br> Abstract
<br>This study aims to assess the tail risk spillovers from crude oil prices to the stock markets in ASEAN-6 countries (Vietnam, Thailand, Indonesia, Philippines, Malaysia, and Singapore) during the period 2017–2023. The DCC-GARCH model is employed to estimate CoVaR, ΔCoVaR, and the Kolmogorov-Smirnov test to evaluate and compare the magnitude of oil price risk spillovers on the ASEAN-6 stock markets. Empirical results reveal that tail risks from oil prices reduce the impact of risks on the ASEAN-6 stock markets over the sample period. Additionally, tail risk spillovers during the pre-COVID-19 and Russia-Ukraine conflict periods are relatively low across the selected countries. During the COVID-19 period, the ASEAN-6 stock markets experience higher risk spillovers from decreases in crude oil prices compared to other periods. Specifically, Vietnam, Thailand, and Indonesia are the three markets facing higher risk spillovers from oil prices in comparison to others. Policymakers and regulatory authorities should increase awareness, oversight, and action plans to minimize adverse oil risk effects.
Download
Kiểm soát và điều tiết tăng trưởng tín dụng bằng chính sách vĩ mô thận trọng: Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này đo lường chính sách vĩ mô thận trọng ở Việt Nam và bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về tác động của chính sách vĩ mô thận trọng đến tăng trưởng tín dụng tại thị trường Việt Nam giai đoạn tháng 4/2013-6/2023. Chỉ số chính sách vĩ mô thận trọng được đo lường theo sáu thành phần chính, bao gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ dự trữ thanh khoản 30 ngày, quy định trần tín dụng, tỷ lệ cho vay so với vốn huy động, tỷ lệ tiền gửi kho bạc nhà nước được tính vào nguồn vốn huy động và tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Kết quả thực nghiệm cho thấy, trái với xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ, Việt Nam đang thực hiện thắt chặt chính sách vĩ mô thận trọng. Bằng chứng thực nghiệm chỉ ra rằng thắt chặt công cụ chính sách vĩ mô thận trọng có thể giúp kiểm soát tăng trưởng tín dụng và điều tiết tín dụng vào khu vực sản xuất hàng hóa dịch vụ. <br><br>Abstract <br>
This study measures the state of macro-prudential policy in Vietnam and adds empirical evidence to the impact of macro-prudential policy on real credit growth in the Vietnamese market from April 2013 to June 2023. The macro-prudential policy index is measured according to six main components: capital adequacy ratio, 30-day liquidity reserve ratio, credit ceiling regulations, loan-to-deposit ratio, the ratio of state treasury deposits included in the mobilized capital, and the ratio of short-term capital for medium- and long-term loans. The results show that contrary to the trend of loosening monetary policy, Vietnam is tightening its macro-prudential policies. Empirical evidence shows that tightening macroprudential policy tools can help restrict real credit growth and regulate credit in the goods and services production sector.
Download
Tác động của ổn định tài chính đến phát triển bền vững: Góc nhìn từ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết này nhằm nghiên cứu tác động của ổn định tài chính (OĐTC) đến phát triển bền vững (PTBV) dưới góc nhìn từ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở 33 quốc gia đang phát triển và 7 quốc gia phát triển, năm 2005-2020. Bằng phương pháp hồi quy Bayesian cho thấy, OĐTC có tác động tích cực đến PTBV ở cả hai nhóm quốc gia với xác suất trên 79,3%. Nghiên cứu vai trò của lạm phát và cung tiền trong mối quan hệ này thì OĐTC có tác động tiêu cực đến PTBV và xác xuất 97,2%. Ngược lại, khi nghiên cứu vai trò của lãi suất và dự trữ ngoại hối thì OĐTC có tác động tích cực đến PTBV với xác suất trên 89,6% ở cả hai nhóm nước. Tương tự, khi xem xét vai trò CSTK– chi tiêu công thì OĐTC có tác động tích cực đến PTBV với xác suất cao trên 99,7% ở hai nhóm quốc gia. Ngược lại, OĐTC có tác động tích cực đến PTBV khi xem xét thêm vai trò của thuế với xác xuất 100% ở các quốc gia phát triển và tác động tiêu cực với xác suất xảy ra 60,9% ở các quốc gia đang phát triển.
|