|
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỔI MỚI SÁNG TẠO ĐỐI VỚI THU NHẬP DÂN CƯ VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH: GÓC NHÌN TỪ CHỈ SỐ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CẤP ĐỊA PHƯƠNG
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết này đánh giá tác động của các thành phần trong chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương đối với thu nhập bình quân và các nhóm thu nhập (từ nhóm 1 đến nhóm 5) của 63 tỉnh thành Việt Nam trong năm 2023. Bài viết sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính để đánh giá tác động của các thành phần của chỉ số đổi mới sáng tạo (nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đối với các nhóm thu nhập dân cư trong nước (nguồn: Tổng Cục Thống kê). Kết quả thực nghiệm cho thấy thu nhập dân cư có ảnh hưởng cùng chiều chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng, trình độ phát triển thị trường, trình độ phát triển doanh nghiệp, sản phẩm tri thức – sáng tạo – công nghệ và các tác động của đổi mới sáng tạo. Từ đó có thể thấy, đây là những thế mạnh cần phát huy trong giai đoạn 2026-2030 trong tiến trình thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế và xã hội giai đoạn 2021-2030. Mặt khác, kết quả nghiên cứu chỉ ra những yếu tố mà mỗi địa phương cần cải thiện nhằm nâng cao chất lượng đổi mới sáng tạo và cải thiện thu nhập dân cư, đó là các yếu tố về thể chế, nguồn vốn con người, nghiên cứu và phát triển. Trên cơ sở đó, bài viết nêu lên những khuyến nghị chính sách góp phần cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo của từng địa phương như: (i) nguồn nhân lực chất lượng cao; (ii) hợp tác quốc tế về đào tạo; và (iii) đẩy mạnh các hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trong đó, chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đổi mới sáng tạo cũng như thu nhập dân cư.
Nghiên cứu ứng dụng mô hình học máy khả diễn XAI trong phân tích rủi ro đầu tư ESG: Thông tin chi tiết từ các doanh nghiệp S&P 500
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Các yếu tố Môi trường, Xã hội, và Quản trị trở nên quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất và rủi ro của doanh nghiệp. Nghiên cứu này khám phá ứng dụng các mô hình học máy khả diễn XAI nhằm cải thiện khả năng diễn giải, tăng độ tin cậy trong phân tích rủi ro ESG. Thực nghiệm dữ liệu ESG của các doanh nghiệp S&P 500, cho thấy mô hình LightGBM có độ chính xác cao nhất với MAE (0.9233), MSE (1.7696), RMSE (1.3303), MAPE (4.21%), so với XGBoost và Random Forest. Phân tích giá trị SHAP chỉ ra rằng rủi ro ESG bị chi phối chủ yếu bởi ba yếu tố chính: rủi ro môi trường (Environment_Risk_Score - 3.34), rủi ro xã hội (Social_Risk_Score - 2.36) và rủi ro quản trị (Governance_Risk_Score - 1.39). Ngoài ra, mức độ rủi ro ESG tổng thể của doanh nghiệp (ESG_Risk_Level_Low - 1.04, ESG_Risk_Level_High - 0.39) cũng đóng vai trò quan trọng. Kết quả nghiên cứu làm nổi bật tiềm năng của các mô hình XAI trong việc tăng cường báo cáo và tuân thủ ESG, đồng thời cung cấp thông tin chi tiết cho các nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách. Hơn nữa, nghiên cứu này minh chứng cho việc tích hợp ML/AI khả diễn vào qui trình quản lý rủi ro của tổ chức, thúc đẩy tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, và sự tin tưởng vào các đánh giá ESG.
Vai trò của sở hữu tâm lý nội tại đối với ý định mua sản phẩm bền vững trong thương mại điện tử
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này khám phá yếu tố tâm lý bên trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững bằng cách tích hợp nhận diện bản thân về môi trường, kiến thức với ý định mua sản phẩm bền vững trên các nền tảng thương mại điện tử. Lý thuyết sở hữu tâm lý nội tại được sử dụng để tìm hiểu động lực mua sắm sản phẩm bền vững. Dữ liệu được thu thập trực tuyến và sử dụng phần mềm SPSS và SmartPLS để phân tích. Kết quả nghiên cứu chỉ ra nhận diện bản thân về môi trường là yếu tố quan trọng thúc đẩy mua sắm bền vững trên nền tảng thương mại. Trong đó, kiến thức là yếu tố quan trọng điều chỉnh mối quan hệ giữa nhận diện bản thân về môi trường với ý định mua sản phẩm. Đóng góp về lý thuyết cho thấy sự tích hợp giữa yếu tố tâm lý nội tại và ý thức môi trường cung cấp cái nhìn toàn diện về quyết định của người tiêu dùng trong bối cảnh các thị trường trực tuyến. Cả hai đóng góp lý thuyết và quản trị được thảo luận trong nghiên cứu. <br><br>
Abstract <br>
This study explores the internal psychological factors that promote sustainable consumption by integrating environmental self-identity, knowledge, and sustainable purchase intention on e-commerce platforms. The domestic psychological ownership theory is used to understand the motivation for sustainable product purchase. Data were collected online and analyzed using SPSS and SmartPLS software. The results of the study indicate that environmental self-identity is an important factor that promotes sustainable purchase on e-commerce platforms. Notably, knowledge serves as a key factor moderating the relationship between environmental self-identity and purchase intention. Theoretical contributions show that the integration of internal psychological factors and environmental awareness provides a comprehensive view of consumer decisions in the context of online marketplaces. Both theoretical and managerial contributions are discussed in the study.
Download
Ảnh hưởng của tri thức bên ngoài tổ chức tới kết quả đổi mới của doanh nghiệp khởi nghiệp: Vai trò trung gian của khả năng hấp thụ và khả năng nhận biết cơ hội
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Với mục tiêu nâng cao kết quả đổi mới của doanh nghiệp khởi nghiệp, nghiên cứu thực hiện đánh giá vai trò của tri thức bên ngoài tổ chức tại Việt Nam. Dựa trên dữ liệu chéo thu thập tại hơn 150 doanh nghiệp khởi nghiệp, và sử dụng phương pháp mô hình phương trình cấu trúc bình phương tối thiểu từng phần (PLS-SEM) để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tri thức bên ngoài không có ảnh hưởng trực tiếp tới tới kết quả đổi mới, nhưng có ảnh hưởng gián tiếp tới kết quả đổi mới qua khả năng hấp thụ tri thức và khả năng nhận biết cơ hội. Kết quả này đóng góp vào nghiên cứu về đổi mới sáng tạo mở trong bối cảnh doanh nghiệp khởi nghiệp, đồng thời có ý nghĩa thực tiễn với các chủ doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách. Theo đó, doanh nghiệp khởi nghiệp cần nâng cao năng lực thấp thụ tri thức và nhận biết cơ hội để sử dụng tốt các nguồn tri thức bên ngoài nhằm nâng cao kết quả đổi mới của doanh nghiệp.<br><br>Abstract<br>
This research evaluates the role of external knowledge and the ability to absorb and recognize opportunities for entrepreneurial firms in Vietnam. Using a Partial Least Squares Structural Equation Modeling, the study tests data from a survey of 150 new ventures. Results show no direct relationship between external knowledge and innovation outcomes. However, knowledge absorption and opportunity recognition fully mediate the influence of knowledge diversity on innovation. Opportunity recognition mediates the effect of knowledge depth on innovation, but knowledge absorption does not. These findings contribute to open innovation theory and provide practical implications for improving innovation.
Download
|