|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 34(9)
, Tháng 9/2023, Trang 04-19
|
|
Đa dạng hóa sinh kế và nghèo đói ở vùng bị xâm nhập mặn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long |
Livelihood Diversification and Poverty in the Saltwater Intrusion Area of the Mekong Delta |
Lê Thị Kim Loan & Ngô Thị Thanh Trúc & Dương Đăng Khoa |
DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu này đánh giá mức độ ảnh hưởng của xâm nhập mặn và các yếu tố khác đến đa dạng hóa sinh kế của hộ gia đình nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả ước lượng của mô hình logit nhị thức và mô hình logit đa thức cho thấy xâm nhập mặn có tác động tiêu cực đến khả năng đa dạng hóa sinh kế của hộ gia đình nông thôn, đặc biệt làm giảm khả năng kết hợp sinh kế nông nghiệp và làm công ăn lương. Ngoài ra, kiểm định chi bình phương và phương pháp so sánh điểm xu hướng còn cho thấy có mối quan hệ nghịch giữa đa dạng hóa sinh kế và nghèo đói của hộ dân trong vùng thông qua thu nhập. Vì vậy, cần có sự can thiệp của chính quyền địa phương nhằm hỗ trợ, thúc đẩy hộ gia đình nông thôn thực hiện đa dạng hóa sinh kế để cải thiện thu nhập, giảm nghèo trước tác động ngày càng khắc nghiệt của xâm nhập mặn.
Abstract
This study evaluates the impact of saltwater intrusion and other factors on the livelihood diversification of rural households in the Mekong Delta. The estimation results of the binomial logit model and the multinomial logit model show that saltwater intrusion has a negative impact on the ability to diversify the livelihoods of rural households, especially by reducing their ability to combine agricultural and wage employment. In addition, the chi-squared test and the propensity score matching method also display that there is an inverse relationship between livelihood diversification and poverty among households in the region through income. Therefore, local authorities should support and promote rural households' efforts to diversify their livelihoods to improve incomes and reduce poverty in the face of the increasingly harsh impacts of saltwater intrusion.
Từ khóa
Mô hình logit đa thức; Đa dạng hóa sinh kế; Nghèo đói; Xâm nhập mặn Multinomial Logit Model; Binary Logit Model; Livelihood-diversification Strategies; Poverty; Saltwater Intrusion.
|
Download
|
|
Tác động của mạng xã hội đến mức sẵn lòng trả áp dụng công nghệ sản xuất nông nghiệp: Trường hợp san phẳng mặt ruộng lúa dùng tia laser tại đồng bằng Sông Cửu Long
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết phân tích tác động của các nguồn thông tin mạng xã hội đến việc áp dụng công nghệ san phẳng mặt ruộng dùng tia laser (Lazer Land Leveling – LLL) tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thí nghiệm đấu giá Becker-DeGroot-Marschak (BDM) để ước lượng mức sẵn lòng trả cho áp dụng công nghệ LLL trên ruộng của 167 người nông dân có quyền quyết định trong hoạt động canh tác lúa của hộ tại hai tỉnh An Giang và Kiên Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự kết nối mạng xã hội của người nông dân, phương tiện truyền thông, thông tin từ dự án NGO (Non-governmental Organization), thông tin trao đổi giữa các nông dân về LLL, độ lồi lõm của mặt ruộng và chỉ số tài sản của nông dân có tác động dương với mức ý nghĩa 5%. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở cho các chính sách thúc đẩy áp dụng và lan tỏa công nghệ sản suất công nghiệp bền vững cũng như kỹ thuật mới trong canh tác lúa nói riêng và trong sản xuất nông nghiệp nói chung. <br><br>Abstract<br>
The article analysed the impact of social information sources sources on the adoption of laser land leveling (LLL) technology in the Mekong Delta. This study uses the BDM auction method to elicit the willingness to pay for LLL technology adoption among 167 decision-making farmers in rice cultivation households in An Giang and Kien Giang provinces. The research findings indicate that the scale of farmers' social network connections, media channels, information from NGO (Non-governmental Organization) projects, peer discussions about LLL, the unevenness of the field surface, and the coefficient reflecting the farmers' assets positively impact their willingness to pay, with a significance level of 5%. These findings provide a basis for policies to promote the adoption and dissemination of agricultural sustainable technologies and new techniques specifically in rice cultivation and generally in agricultural production.
Download
Phân tích mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng, phát thải khí CO2 và HDI tại một số quốc gia châu Á
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm gợi ý một phương pháp thích hợp hơn để phân tích mối quan hệ giữa năng lượng, khí CO2 thải ra môi trường và chỉ số phát triển con người thông qua việc áp dụng các phương pháp dựa trên lợi thế dữ liệu bảng tại 27 quốc gia châu Á. Phát hiện chính của nghiên cứu cho thấy sự tăng lên trong chỉ số phát triển con người đi cùng mức tiêu thụ năng lượng ít hơn ở nhóm quốc gia có thu nhập cao so với nhóm quốc gia có thu nhập trung bình. Kết quả nghiên cứu chỉ ra tiêu thụ năng lượng và phát thải khí CO2 không có ý nghĩa thống kê làm thay đổi chỉ số phát triển con người trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài chúng góp phần đáng kể nâng cao phát triển con người. Nói chung, tiêu thụ năng lượng góp phần làm suy thoái môi trường, đồng thời có ảnh hưởng lớn đến tăng chỉ số phát triển con người, tuy nhiên, tiêu thụ năng lượng cao không có ý nghĩa thống kê đóng góp vào việc duy trì chỉ số phát triển con người cao trong ngắn hạn. Do đó, các nhà hoạch định chính sách nên xem xét mối quan hệ giữa chúng nhằm hướng đến phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Download
|