|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 33(12)
, Tháng 12/2022, Trang 109-124
|
|
Lượng giá giá trị du lịch sinh thái khu dự trữ sinh quyển Cát Bà sử dụng phương pháp chi phí du hành theo vùng |
Valuation of the Tourism Potentials from Cat Ba Biosphere Reserve: An Application of Zonal Travel Cost Method |
Nguyễn Hữu Dũng & Nguyễn Thị Bình |
DOI:
Tóm tắt
Bài viết này tính ước tính giá trị kinh tế từ hoạt động giải trí của khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) Cát bà để thấy tiềm năng du lịch sinh thái của địa phương. Phương pháp chi phí du hành theo vùng được sử dụng với số liệu thu thập từ Ủy Ban Nhân Dân huyện Cát Hải và 450 mẫu phỏng vấn được thực hiện tại các địa điểm thuộc khu DTSQ Cát bà theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng. Kết quả cho thấy giá trị giải trí ròng của khu DTSQ Cát Bà trong dài hạn đạt 18.453.294 triệu đồng, trong đó giá trị thặng dư tiêu dùng của du khách từ hoạt động tham quan du lịch và giải trí tại khu DTSQ Cát Bà là 9.220.110 triệu đồng/năm, và doanh thu tiềm năng từ chi tiêu của du khách là 9.233.184 triệu đồng/năm. Lợi ích kinh tế từ dịch vụ giải trí của khu DTSQ Cát Bà này cao gấp 15 lần so với doanh thu thực tế từ các hoạt động du lịch hiện nay của địa phương. Khu DTSQ Cát Bà có thể cung cấp giá trị phúc lợi du lịch tiềm năng này nếu phát triển tốt cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa các hoạt động giải trí, và bảo vệ môi trường sinh thái bền vững. Kết quả này có thể giúp các nhà làm chính sách quản lý, quy hoạch, và xây dựng định hướng phát triển kinh tế xã hội bền vững vùng.
Abstract
This paper investigates the economic value of natural-based tourism of Cat Ba biosphere reserve to recognize its potential economic benefits from ecotourism. Zonal travel cost method is utilized, with data collected from Cat Hai district People’s Committee and from 450 surveys conducted at various locations selected by stratified sampling method within Cat Ba biosphere reserve. The results show that the potential economic value of Cat Ba tourism is 18,453,294 million VND, partly of which is the consumer surplus of 9,220,110 million VND/year, and the tourism revenue generated from tourist spending of 9,233,184 VND/year. Such potential economic value of Cat Ba tourism is 10.2 folds higher than the current income from tourism of the local government. Cat Ba may reach its potential tourism revenue if its policy focuses on infrastructure development, leisure activity diversity, and natural conservation. This finding is of useful information for the policy makers to plan, manage, and build strategy for sustainable socio-economic development of the region.
Từ khóa
Cát Bà; Du lịch sinh thái; Giá trị du lịch; Nhu cầu giải trí. Cat Ba; Ecotourism; Economic valuation of tourism; Recreational demand.
|
Download
|
|
Chiến lược quản lý đánh bắt thủy sản tối ưu tại Việt Nam trong điều kiện nóng lên toàn cầu
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này so sánh ba kịch bản về chiến lược quản lý khai thác thủy sản tại việt nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu. Chiến lược 1: tiếp tục nỗ lực đánh bắt thủy sản như hiện tại. Chiến lược 2: tạm dừng đánh bắt. Chiến lược 3: sản lượng đánh bắt tối ưu hiệu quả kinh tế (MEY). Mô hình kinh tế sinh học được sử dụng với giả định sản lượng thủy sản phụ thuộc nhiệt độ bề mặt nước biển tăng mỗi năm 0,010C tính từ năm cơ sở 2013 có nhiệt độ 26,350C. Số liệu giai đoạn 2013-2020 thu thập từ Tổng cục Thống kê và World Bank Data. Kết quả cho thấy Chiến lược 1 sẽ làm sụp đổ ngành đánh bắt thủy sản. Chiến lược 2 duy trì trữ lượng nhưng không có lợi nhuận. Chiến lược 3 là khả thi nhưng chỉ duy trì được trữ lượng bền vững và lợi nhuận ở mức thấp. Để cải thiện chiến lược 3, cần kết hợp chiến lược MEY với hoạt động giảm thiểu biến đổi khí hậu (BĐKH). Hiện tại có thể xem xét chiến lược thay thế là “đóng cửa” biển một phần để bảo tồn, đồng thời khai thác phần còn lại theo chiến lược MEY kết hợp với hệ thống hạn ngạch đánh bắt có thể chuyển nhượng, và tổ chức quản lý thích ứng với BĐKH. <br><br>Abstract <br>
This paper investigates the optimal fishery management in Vietnam under climate change by comparing three scenarios. Scenario 1 maintains the current harvesting effort. Scenario 2 closes the sea for fishery biomass conservation. Scenario 3 pursues the maximum economic yield (MEY). The bioeconomic model is utilized, with the fishery yield function depending on the sea surface temperature affected by global warming rising at an annual rate of 0.010C, starting from 26.350C in the base year 2013. The secondary data for the period 2013–2020 was collected from the General Statistics Office and the World Bank Database for the model regression. The results show that if Vietnam continues the current harvesting effort (Scenario 1), the fishing intensity combined with global warming may lead to the collapse of the fishery in the long run. In contrast, if Vietnam bans fishing (Scenario 2), the stock may recover, but the industry makes no profit. The most feasible strategy is MEY (Scenario 3), where both the stock and profit are positive even under the impact of global warming. However, the unexpected consequence of MEY is the reduction of fish production and profit; thus, the implementation of such a policy requires integrating climate change mitigation policies. At present, an intermediate strategy such as establishing various conservation zones for fish recovery, jointly with ongoing harvesting in the other areas under the transferable quota system and climate change adaptation institution, can be a feasible solution to rebuild the fishery ecosystem and maintain economic value.
Download
Vai trò trung gian của hình ảnh nhận thức và sự nhận dạng với điểm đến lên mối quan hệ trách nhiệm xã hội điểm đến và hành vi có trách nhiệm với môi trường của du khách tại Thành phố Đà Nẵng
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nhu cầu phát triển du lịch bền vững dẫn đến sự quan tâm về hành vi trách nhiệm với môi trường (Environmentally Responsible Behaviour – ERB) của du khách cũng như việc thực hiện trách nhiệm xã hội của điểm đến (Destination Social Responsibility – DSR). Nghiên cứu tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng nhận thức của du khách về trách nhiệm xã hội của điểm đến lên hành vi trách nhiệm với môi trường của du khách thông qua hình ảnh nhận thức và sự nhận dạng du khách với điểm đến. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 393 du khách du lịch tại TP. Đà Nẵng. Mô hình nghiên cứu được kiểm định thông qua phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính. Kết quả chỉ ra rằng, có mối quan hệ trực tiếp từ nhận thức trách nhiệm xã hội của điểm đến lên hình ảnh nhận thức và sự nhận dạng điểm đến, đồng thời, hành vi trách nhiệm với môi trường của du khách bị tác động bởi sự nhận dạng với điểm đến và hình ảnh nhận thức. Ngoài ra, kiểm định mối quan hệ trung gian chỉ ra rằng mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của điểm đến và hành vi trách nhiệm với môi trường bị ảnh hưởng gián tiếp từ hình ảnh nhận thức và sự nhận dạng điểm đến.
Download
Tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ điện, tỉ lệ đô thị hóa và dấu chân sinh thái: Thực nghiệm ở các nước ASEAN
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục đích của nghiên cứu này là phân tích tác động của tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ điện và tỉ lệ đô thị hóa đến dấu chân sinh thái ở các nước ASEAN trong giai đoạn 1981-2016. Nghiên cứu ứng dụng ba mô hình ước lượng cho dữ liệu bảng gồm: Mean Group (MG), Pooled Mean Group (PMG) và Dynamic Fixed Effects (DFE). Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình cho thấy mô hình PMG là phù hợp nhất. Theo đó, tăng trưởng kinh tế và tỉ lệ đô thị hóa có tác động tích cực đến dấu chân sinh thái cả trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm cũng chỉ ra tiêu thụ điện không tác động đến dấu chân sinh thái trong ngắn hạn, nhưng có tác động tiêu cực trong dài hạn. Hàm ý quan trọng được rút ra từ kết quả của nghiên cứu là các nhà hoạch định chính sách cần đánh giá toàn diện các tác động của những chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đối với môi trường tự nhiên, nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
Download
Định giá kinh tế chương trình chống xói mòn bờ biển: nghiên cứu trường hợp Hội An
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài báo sử dụng khảo sát lựa chọn rời rạc (DCE) và mô hình logit hỗn hợp để định giá chương trình chống xói mòn bờ biển ở Hội An - thành phố di sản đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi xói mòn. Chúng tôi thiết kế và xây dựng bộ cơ sở dữ liệu mới cho đối tượng nghiên cứu là hộ gia đình ở địa phương và nhận thức của họ đối với rủi ro về xói mòn bờ biển. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng người dân tại Hội An ủng hộ việc xây dựng các cấu trúc bảo vệ dọc bờ biển, mong muốn được đến một bãi biển rộng, nhiều tiện ích và mở miễn phí cho mọi người. Từ kết quả về mức độ ưa thích và sẵn sàng chi trả (WTP) của người dân đối với chương trình chống xói mòn, bài báo đưa ra đề xuất về xây dựng chính sách chống xói mòn hiệu quả và bền vững với nguồn đóng góp từ người dân địa phương. Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là nghiên cứu đầu tiên về định lượng chính sách kinh tế chống xói mòn bờ biển ở Việt Nam sử dụng tính toán WTP bằng phương pháp DCE.
Download
|