Già hóa dân số: Cơ hội và thách thức cho sự phát triển bền vững của Việt Nam
Nguyen Thi Thu Ha
DOI:
Tóm tắt
Già hóa dân số ở Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng với đặc trưng là sự gia tăng mạnh cả về số lượng và tỷ trọng người cao tuổi trong dân số, đây cũng là xu hướng tất yếu và chứa đựng đồng thời cả cơ hội và thách thức cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Nhiệm vụ chính của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng không phải là cản trở hoặc loại bỏ tiến trình lịch sử này mà là phải đối mặt với thực tế của già hóa dân số, chủ động tìm ra các chiến lược và biện pháp đối phó nhằm đáp ứng các yêu cầu của sự phát triển bền vững, đồng thời tối đa hóa lợi ích của già hóa dân số cũng như giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của nó. Mục tiêu chính của bài viết nhằm mô tả các đặc điểm cơ bản của tình trạng già hóa dân số ở Việt Nam, từ đó xem xét các cơ hội và thách thức đặt ra cho sự phát triển bền vững của một quốc gia. Bài viết cũng đưa ra các chính sách và biện pháp đối phó từ bốn khía cạnh quan trọng: (1) Chính sách dân số và tận dụng hiệu quả nguồn nhân lực người cao tuổi; (2) Chính sách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; (3) Cải cách hệ thống hưu trí; và (4) Tăng tốc tăng trưởng và phát triển kinh tế của quốc gia nhằm phản ứng kịp thời với sự già hóa dân số cũng như thúc đẩy sự phát triển bền vững ở Việt Nam.
Từ khóa
Cơ hội; Già hóa dân số; Người cao tuổi; Phát triển bền vững; Thách thức.
2019, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu phân tích kiểu hình chi tiêu các sản phẩm thịt, cá ở VN, có tính đến sự khác nhau trong hành vi cầu giữa các hộ gia đình ở thành thị và nông thôn, cũng như giữa các nhóm thu nhập bằng việc áp dụng mô hình QUAIDS (Quadractic Almost Ideal Demand System) với bộ dữ liệu khảo sát về mức sống hộ gia đình năm 2008 (VHLSS2008). Các biến nhân khẩu học có ảnh hưởng mạnh đến tiêu dùng các mặt hàng thịt, cá. Nhìn chung, cầu thịt, cá là co dãn hơn giữa các hộ gia đình thuộc nhóm thu nhập thấp và ở nông thôn hơn là giữa những hộ gia đình thuộc nhóm thu nhập cao và ở thành thị. Kiểu hình chi tiêu là khác nhau giữa những hộ gia đình ở thành thị và nông thôn, cũng như giữa các nhóm thu nhập, ngụ ý rằng một phân tích chính xác các kiểu hình chi tiêu cho các sản phẩm thịt, cá đòi hỏi một phân tích tách biệt theo các nhóm có tính đến sự khác biệt trong hành vi cầu