|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 33(3)
, Tháng 3/2022, Trang 79-97
|
|
Ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử của khách hàng Việt Nam và vai trò quan trọng của niềm tin |
|
Hoang Thi Phuong Thao & Nguyen Kim Ngoc |
DOI:
Tóm tắt
Trong bối cảnh số hóa, ví điện tử phát triển mạnh ở thị trường thanh toán điện tử Việt Nam với số lượng lớn khách hàng. Tuy nhiên, các nhà cung cấp ví điện tử cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng và những người chơi mới để có thị phần. Do đó, việc giữ chân khách hàng là chiến thuật tối ưu của các nhà cung cấp ví điện tử. Nghiên cứu này nhằm giải quyết mối quan tâm thực tế trên bằng cách điều tra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử dựa trên mô hình xác nhận kỳ vọng (ECM), lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB), lý thuyết niềm tin và tự tin khả năng bản thân. Kết quả phân tích 510 bản khảo sát hợp lệ cho thấy: Niềm tin, sự hài lòng, nhận thức dễ sử dụng, nhận thức hữu ích, tự tin khả năng bản thân, và ảnh hưởng xã hội có tác động trực tiếp đến ý định tiếp tục sử dụng. Nghiên cứu cũng chỉ ra tác động điều tiết của niềm tin trong mối quan hệ giữa sự hài lòng và ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử của khách hàng Việt Nam.
Từ khóa
Ví điện tử, Niềm tin, Ý định tiếp tục sử dụng
|
Download
|
|
Quá trình trao đổi lợi ích giữa người tiêu dùng và người bán: Áp dụng lý thuyết trao đổi xã hội trong bối cảnh thương mại phát trực tiếp
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Dựa trên lý thuyết trao đổi xã hội (social exchange theory), nghiên cứu này đóng góp vào sự hiểu biết về mối liên hệ giữa giá trị cảm nhận, sự tin tưởng, và hành vi người tiêu dùng trong bối cảnh thương mại phát trực tiếp (LS). Theo đó, giá trị tiện ích và giá trị tiêu khiển được xem là những lợi ích mà người tiêu dùng nhận được, ảnh hưởng đến sự tin tưởng vào sản phẩm và sự tin tưởng vào người bán với vai trò là động cơ vĩ mô (macromotive), từ đó thúc đẩy ý định mua hàng và ý định tiếp tục xem của người tiêu dùng, thể hiện những lợi ích mà người tiêu dùng mang lại cho người bán. Kỹ thuật mô hình bình phương bé nhất bán phần (PLS-SEM) với phần mềm SmartPLS phiên bản 4 được áp dụng trên mẫu gồm 628 người tiêu dùng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả cho thấy các giả thuyết đều được ủng hộ bởi dữ liệu. Do đó, nghiên cứu không chỉ mang lại hiểu biết sâu sắc hơn về mối liên hệ giá trị - sự tin tưởng - hành vi trong bối cảnh LS mà còn đề xuất một vài hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy ý định mua hàng và tiếp tục xem. <br><br>Abstract <br>
Drawing on social exchange theory, this study contributes to the understanding of the relationship between perceived value, trust, and consumer behavior in the context of livestreaming commerce (LS). Specifically, utilitarian value and hedonic value are conceptualized as benefits that consumers receive, which in turn influence their trust in the product and trust in the streamer, serving as a macromotive that drive purchase intention and continued viewing intention—representing the benefits consumers reciprocate to streamers. Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS-SEM) using SmartPLS version 4 was employed on a sample of 628 consumers to test the proposed hypotheses. The results indicate that all hypotheses are supported by the data. Accordingly, the study not only offers deeper insights into the value–trust–behavior relationship in the LS context but also provides several managerial implications to enhance purchase and continuous watching intention.
Tác động của chuyển đổi số, chất lượng dịch vụ đến ý định tiếp tục chọn đào tạo trực tuyến ở các trường đại học ngoài công lập
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Đào tạo trực tuyến đóng vai trò quan trọng đối với nền giáo dục Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19, bên cạnh hình thức đào tạo truyền thống. Chương trình đào tạo trực tuyến được phát triển theo khuynh hướng phát triển của chuyển đổi số cũng như có những tác động tích cực đến chất lượng dịch vụ và tăng sự hài lòng của người học. Từ đó, hình thành nên ý định chọn đào tạo trực tuyến. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá tác động đồng thời của chuyển đổi số và chất lượng dịch vụ đến ý định tiếp tục chọn đào tạo trực tuyến, cũng như kiểm định vai trò trung gian của sự hài lòng của người học tại các trường đại học ngoài công lập ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng, tiến hành khảo sát với đối tượng là người học/sinh viên tại các trường đại học ngoài công lập và thu về 362 bảng trả lời đủ điều kiện phân tích. Quá trình phân tích dữ liệu thông qua SmartPLS để đánh giá mô hình nghiên cứu, kiểm định giả thuyết, từ đó phân tích, nghiên cứu và đề xuất hàm ý quản trị cho quá trình quản lý và phát triển chương trình đào tạo trực tuyến ở các trường đại học ngoài công lập. <br><br>ABSTRACT <br>
E-learning plays an important role in Vietnam's education in the context of the Covid-19 pandemic, in addition to traditional training. E-learning programs are developed according to the development trend of digital transformation as well as have positive impacts on service quality and increase learner satisfaction. From there, the intention to choose online training is formed. The objective of the study is to evaluate the simultaneous impact of digital transformation and service quality on the intention to continue choosing online training at non-public universities. The study uses a combination of qualitative and quantitative research methods, conducting a survey with learners/students at non-public universities and collecting 362 qualified responses for analysis. The process of data analysis through SmartPLS to evaluate the research model, test the hypothesis, thereby analyzing, researching and proposing managerial implications for the process of managing and developing online training programs at non-public universities
Ứng dụng trò chơi hoá trong giáo dục: Cách thức nâng cao động lực nội tại và hiệu quả học tập trong học tập kết hợp
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích ảnh hưởng của phương pháp học tập kết hợp đối với động lực nội tại và kết quả học tập của sinh viên, thông qua ba nhu cầu tâm lý cơ bản theo lý thuyết tự quyết: năng lực, tự chủ và sự gắn kết. Đồng thời nghiên cứu cũng kiểm tra vai trò điều tiết của trò chơi hoá trong việc tăng cường các mối quan hệ này. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 362 sinh viên. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng về tác động của học tập kết hợp đến động lực và hiệu quả học tập của sinh viên, cũng như vai trò điều tiết của trò chơi hoá trong mối quan hệ này. Những phát hiện này đem lại hàm ý quan trọng trong giáo dục đại học, cho thấy vai trò của việc thiết kế chương trình học tập kết hợp hiệu quả và ứng dụng trò chơi hoá một cách chiến lược để tăng cường sự tham gia và nâng cao kết quả học tập của sinh viên. <br><br>Abstract: <br>
This study aims to evaluate the influences of blended learning on students’ intrinsic motivation and learning effectiveness through the mediating role of psychological needs – competence, autonomy, and relatedness based on the Self-determination theory. In addition, the research explores the role of gamification as a moderating factor in strengthening these relationships. This study employed a quantitative research approach, using surveys distributed to 362 university students. The study provides empirical evidence on the impact of blended learning on learners’ motivation and performance, as well as the moderating effect of gamification. These findings offer practical implications for higher education, particularly in designing effective blended learning models and strategically applying gamification to foster student engagement and improve learning outcomes.
Download
Mối quan hệ giữa thái độ bảo vệ môi trường, chủ nghĩa tối giản và hạnh phúc của người tiêu dùng: Vai trò điều tiết của hiệu quả cảm nhận và sự cởi mở để thay đổi
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này đánh giá tác động giữa thái độ bảo vệ môi trường (Environmental Protection ‒ EP) lên hạnh phúc khách hàng (Customer Happiness ‒ CH) (hạnh phúc tài chính, hạnh phúc chủ quan) thông qua chủ nghĩa tối giản (Consumer Minimalism ‒ CM). Ngoài ra, chúng tôi cũng nghiên cứu vai trò điều tiết của hiệu quả cảm nhận (Perceived Consumer Effectiveness ‒ PCE) và sự cởi mở để thay đổi (Openness To Change ‒ OTC) trong mối quan hệ giữa thái độ bảo vệ môi trường và chủ nghĩa tối giản. Dữ liệu từ 344 người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất. Mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (Partial Least Squares Structural Equation Modeling ‒ PLS-SEM) được sử dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ bảo vệ môi trường tác động tích cực đến chủ nghĩa tối giản, từ đó tác động đến hạnh phúc của người tiêu dùng bao gồm cả hạnh phúc tài chính và hạnh phúc chủ quan. Hơn nữa, hiệu quả cảm nhận và sự cởi mở để thay đổi điều tiết mối quan hệ giữa thái độ bảo vệ môi trường và chủ nghĩa tối giản. Cuối cùng, những phát hiện này cung cấp các hàm ý lý thuyết và thực tiễn quan trọng. <br><br>
Abstract <br>
This study examines the relationship between environmental protection (EP) and customer happiness (CH) (i.e., financial well-being and subjective well-being) through consumer minimalism (CM). In addition, the study investigates the moderating roles of perceived consumer effectiveness (PCE) and openness to change (OTC) in the relationship between EP and CM. Data from 344 consumers in Ho Chi Minh City were used to test a proposed model. Partial Least Squares (PLS-SEM) was utilized for data analysis. The results showed that EP positively affects CM, which in turn influences CH including financial well-being and subjective well-being. Both PCE and OTC moderate the association between EP and CM. Finally, these findings provide important theoretical and practical implications.
Download
Mối quan hệ giữa tính chủ động, định hướng chất lượng và thành quả đổi mới triệt để: Vai trò trung gian của sự sẵn sàng cho công nghiệp 4.0
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này xem xét tác động của tính chủ động và định hướng chất lượng đến sự sẵn sàng cho công nghiệp 4.0, từ đó tác động đến thành quả đổi mới triệt để. Mẫu gồm 133 công ty trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam được sử dụng để kiểm định mô hình đề xuất. Dữ liệu được phân tích bằng cách sử dụng phần mềm PLS-SEM. Phương pháp phân tích hai giai đoạn được áp dụng để kiểm tra độ tin cậy, tính hợp lệ, giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Kết quả cho thấy cả tính chủ động và định hướng chất lượng đều có tác động tích cực đến sự sẵn sàng cho công nghiệp 4.0. Sự sẵn sàng cho công nghiệp 4.0 giúp cải thiện thành quả đổi mới sáng tạo triệt để; đồng thời, sự sẵn sàng cho công nghiệp 4.0 cũng đóng vai trò trung gian trong việc thúc đẩy đổi mới triệt để từ chiến lược của tổ chức. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng thảo luận về các hàm ý lý thuyết và thực tiễn. <br><br>
Abstract <br>
This study examines the impact of proactiveness and quality orientation on industry 4.0 readiness, which in turn affects radical innovative performance. A sample of 133 companies from various business sectors in Ho Chi Minh City, Vietnam, was used to test the proposed model. The data was analyzed using PLS-SEM software. A two-stage analytical method was applied to examine the reliability, validity, hypotheses, and the research model. The results indicate that both proactiveness and quality orientation have positive impacts on industry 4.0 readiness. The industry 4.0 readiness, in turn, positively affects radical innovative performance. The industry 4.0 readiness also plays a mediating role in fostering radical innovation from organizational strategies. The study also discusses theoretical and practical implications.
Download
|