|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 32(11)
, Tháng 11/2021, Trang 32-56
|
|
Chính sách tiền tệ và sự điều chỉnh đầu tư công ty |
|
Phung duc Nam & Nguyen Thi Diem Kieu |
DOI:
Tóm tắt
Bài nghiên cứu phân tích vai trò điều tiết của chính sách tiền tệ đến sự điều chỉnh đầu tư công ty dưới góc độ bất cân xứng trong các giai đoạn trạng thái chính sách khác nhau và tính không đồng nhất trong tác động đối với các doanh nghiệp có mức độ nắm giữ tiền mặt khác nhau. Bằng chứng về ảnh hưởng bất cân xứng của chính sách tiền tệ đến sự điều chỉnh đầu tư công ty được tìm thấy thông qua cả kênh tiền tệ lẫn kênh tín dụng. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể trong khả năng điều tiết của các kênh truyền dẫn này trong giai đoạn chính sách tiền tệ nới lỏng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự suy giảm trong tác động của chính sách tiền tệ đến sự điều chỉnh đầu tư tại các công ty có mức độ nắm giữ tiền mặt cao hơn. Qua đó thể hiện vai trò quan trọng của nắm giữ tiền mặt trong việc giảm thiểu các tác động từ môi trường bên ngoài đến các quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Đồng thời, cung cấp các bằng chứng đầu tiên về tính không đồng nhất trong tác động của chính sách tiền tệ đến sự điều chỉnh đầu tư ở các công ty với các đặc điểm khác nhau.
Từ khóa
Chính sách tiền tệ, Điều chỉnh đầu tư công ty, Tác động bất cân xứng, Nắm giữ tiền mặt
|
Download
|
|
Chất lượng báo cáo, công bố thông tin và nợ vay của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài nghiên cứu này xem xét tác động của chất lượng báo cáo tài chính và công bố thông tin đến sử dụng nợ vay của các doanh nghiệp. Sử dụng bộ dữ liệu với hơn 7,000 quan sát của các doanh nghiệp niêm yết trong giai đoạn 2010 – 2022. Kết quả hồi quy của mô hình tác động cố định (FEM) và hồi quy tổng quát thời điểm (GMM) cho thấy chất lượng thông tin báo cáo, đại diện bởi thước đo là uy tín của công ty kiểm toán và xếp hạng chất lượng công bố thông tin (IRA), có tác động ngược chiều đến nợ vay và nợ vay dài hạn của các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam sẽ ít sử dụng nợ vay hơn (có thể huy động vốn thông qua phát hành cổ phần) nếu như chất lượng thông tin báo cáo tốt hơn (doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kiểm toán của Big Four và được bầu chọn có hoạt động công bố thông tin chất lượng tốt). Lý giải này phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng trong lựa chọn cấu trúc vốn của doanh nghiệp. <br><br> Abstract <br>
This study examines the impact of financial reporting quality and information disclosure on firm debt. Using a dataset with 7.174 observations of Vietnamese listed firms during the 2010–2022 period. The Fixed Efffect Model¬¬¬ (FEM) and Generalized Method of Moments (GMM) regression results show that the quality of financial reporting and the information disclosure have a negative effect on the ratio of total debt to total assets and the use of long-term debt. The findings imply that firms with better reporting quality and information disclosure use prefer internal funds or equity issuing to debt. This explanation is consistent with the pecking-order theory.
Download
Nghiên cứu tác động của rủi ro chính sách kinh tế toàn cầu đến đầu tư của doanh nghiệp trên sàn chứng khoán Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài báo nghiên cứu tác động của rủi ro chính sách kinh tế toàn cầu đến đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam dựa trên số liệu từ 602 doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội trong giai đoạn 2011-2021. Nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng giảm mức đầu tư khi rủi ro chính sách kinh tế toàn cầu gia tăng. Chúng tôi còn tìm thấy tác động tiêu cực của rủi ro chính sách đối với đầu tư diễn ra mạnh hơn cho các doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài nhiều, gặp khó khăn tài chính, có mức độ không thể hủy ngang của khoản đầu tư cao, hay sức mạnh thị trường cao. Hàm ý của bài báo này kiến nghị chính phủ cần đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp trong thời kì rủi ro chính sách kinh tế toàn cầu tăng cao, nhất là khả năng tiếp cận nguồn vốn, nhằm làm giảm ảnh hưởng tiêu cực từ rủi ro chính sách lên hoạt động của doanh nghiệp. <br><br> Abstract <br>
Our paper investigates the effect of global economic policy uncertainty (GEPU) on investment by publicly listed firms in Vietnam, based on a sample of 602 firms listed on the HCMC and Hanoi stock exchanges for the period 2011–2021. We find that firms reduce investment during high GEPU periods. The negative effect of GEPU on investment is significantly stronger in firms that are more dependent on external financing, more financially constrained, have a higher degree of investment irreversibility, or possess higher market power. These findings have important implications for the Vietnamese government in revising policies and resolutions, especially those related to financing, to support firms during periods of high GEPU.
Download
Tác động của ổn định tài chính đến phát triển bền vững: Góc nhìn từ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết này nhằm nghiên cứu tác động của ổn định tài chính (OĐTC) đến phát triển bền vững (PTBV) dưới góc nhìn từ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở 33 quốc gia đang phát triển và 7 quốc gia phát triển, năm 2005-2020. Bằng phương pháp hồi quy Bayesian cho thấy, OĐTC có tác động tích cực đến PTBV ở cả hai nhóm quốc gia với xác suất trên 79,3%. Nghiên cứu vai trò của lạm phát và cung tiền trong mối quan hệ này thì OĐTC có tác động tiêu cực đến PTBV và xác xuất 97,2%. Ngược lại, khi nghiên cứu vai trò của lãi suất và dự trữ ngoại hối thì OĐTC có tác động tích cực đến PTBV với xác suất trên 89,6% ở cả hai nhóm nước. Tương tự, khi xem xét vai trò CSTK– chi tiêu công thì OĐTC có tác động tích cực đến PTBV với xác suất cao trên 99,7% ở hai nhóm quốc gia. Ngược lại, OĐTC có tác động tích cực đến PTBV khi xem xét thêm vai trò của thuế với xác xuất 100% ở các quốc gia phát triển và tác động tiêu cực với xác suất xảy ra 60,9% ở các quốc gia đang phát triển.
Tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro hệ thống của các tổ chức tài chính: nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu sử dụng mô hình VAR và phương pháp kiểm định nhân quả Granger để phân tích tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro hệ thống của các tổ chức tài chính (TCTC) tại Việt Nam giai đoạn 2010-2020. Đo lường rủi ro hệ thống được tính bằng chỉ số mức tổn thất kỳ vọng biên (Marginal Expected Shortfall-MES) với số liệu thu thập từ báo cáo tài chính của 29 TCTC chính. Chính sách tiền tệ được đo bằng lãi suất chính sách và hoạt động kinh tế thực được đại diện bởi lạm phát và chênh lệch sản lượng thực và sản lượng tiềm năng của nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chính sách tiền tệ có tác động nhân quản Granger đến rủi ro hệ thống của các TCTC tại Việt Nam, đồng thời phản ứng của rủi ro hệ thống của các TCTC trước các cú sốc từ chính sách tiền tệ là khác nhau giữa hai giai đoạn 2010-2012 và 2013-2020. Với kết quả này, Ngân hàng nhà nước cần cân nhắc vai trò của chính sách tiền tệ đến rủi ro hệ thống của cácTCTC, từ đó góp phần thúc đẩy quá trình thăng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai.<br><br> <strong> Abstract </strong> <br>
The study uses the VAR model and Granger causality test to analyze the impact of monetary policy on the systemic risk of financial institutions in Vietnam from 2010 to 2020. The systemic risk of 29 financial institutions in Vietnam is measured by the Marginal Expected Shortfall (MES) method. The Monetary policy data is represented by the monetary policy interest rate while the economic performance is measured by the inflation rate and output gap of Vietnam’s economy. Research results show that monetary policy has a Granger causal effect on the systemic risk of financial institutions in Vietnam. The response of systemic risk to monetary policy shocks is different between the 2010–2012 period and 2013–2020 period. Based on this result, the State Bank of Vietnam needs to consider the role of monetary policy on systemic risks of the financial institution; thereby contributing to promoting Vietnam's stock market promotion in the future.
Download
Tác động của cạnh tranh ngân hàng đến tài chính toàn diện: Nghiên cứu tại Việt Nam
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, nghiên cứu tập trung đo lường tác động của cạnh tranh ngân hàng đến phát triển tài chính toàn diện (Financial Inclusion – FI) tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2018. Kết quả nghiên cứu đáng tin cậy cho thấy cạnh tranh ngân hàng có ảnh hưởng tích cực đến FI. Đây là bằng chứng thực nghiệm quan trọng đối với các nhà quản lý ngân hàng, các nhà hoạch định chính sách. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm giúp các ngân hàng xây dựng chiến lược cạnh tranh, đóng góp vào kế hoạch phát triển FI cho đất nước trong thời gian tới.
Download
|