|
Tạp chí phát triển kinh tế |
Năm thứ. 26(8)
, Tháng 8/2015, Trang 111-128
|
|
Giới tính, sở hữu nhà nước và thành quả công ty |
|
Hoang Thi Phuong Thao & Phung duc Nam & Hoang Thi Phuong Anh |
DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa đa dạng hoá giới tính trong bộ máy quản trị doanh nghiệp và thành quả công ty. Tác giả sử dụng bộ dữ liệu bảng được thu thập từ các báo cáo tài chính đã kiểm toán của 699 công ty phi tài chính được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) giai đoạn 2007–2013 để phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) CEO là nữ giới có xu hướng chấp nhận rủi ro thấp hơn so với CEO là nam giới, nhưng lại tạo ra thành quả cao hơn; (2) Tỉ lệ nữ giới trong hội đồng quản trị không có tác động cải thiện thành quả công ty; và (3) Sở hữu nhà nước đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa đa dạng hoá giới tính và thành quả công ty.
Từ khóa
CEO, giới tính, sở hữu nhà nước, thành quả công ty.
|
Download
|
|
Tác động của định hướng học hỏi, năng lực tiếp thu và năng lực thích nghi đến kết quả kinh doanh: Vai trò điều tiết của cường độ cạnh tranh
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này với mục đích đánh giá ảnh hưởng của định hướng học hỏi, năng lực tiếp thu và năng lực thích nghi đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Mô hình nghiên cứu được thiết lập dựa trên ứng dụng lý thuyết năng lực động doanh nghiệp và xem xét vai trò điều tiết của cường độ trạnh tranh đến quan hệ giữa các dạng năng lực động và kết quả kinh doanh. Chúng tôi sử dụng một khảo sát và phân tích dữ liệu bằng mô hình cấu trúc (PLS – SEM) từ 432 doanh nghiệp ỏ cả ba khu vực Bắc – Trung – Nam cho thấy định hướng học hỏi, năng lực tiếp thu và năng lực thích nghi đều có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh. Cường độ cạnh tranh cũng được tìm thấy có vai trò điều tiết quan hệ giữa năng lực thích nghi và kết quả kinh doanh. Cuối cùng nghiên cứu cũng ung cấp một vài hàm ý quan trọng cho các nhà quản trị doanh nghiệp để thiết lập năng lực động đáp ứng với sự cạnh tranh và sự thay đổi của thị trường nhanh chóng như hiện nay.
Download
Quản trị rủi ro doanh nghiệp, cấu trúc công nghệ thông tin và thành quả hoạt động của doanh nghiệp: Vai trò trung gian của lợi thế cạnh tranh
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Trong môi trường kinh doanh biến động và bất ổn như hiện tại, cùng với cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID 19 đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, quản trị rủi ro doanh nghiệp (QTRRDN) ngày càng trở nên quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm về QTRRDN và thành quả hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt, trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) mạnh mẽ hiện nay chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo. Nghiên cứu này đã tập trung kiểm tra một mô hình đường dẫn về QTRRDN, cấu trúc CNTT, lợi thế cạnh tranh, và thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Dữ liệu được thu thập từ 186 doanh nghiệp tại Việt Nam phân tích bằng kỹ thuật PLS cho thấy, QTRRDN và cấu trúc CNTT tác động tích cực đáng kể đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Đến lượt nó, lợi thế cạnh tranh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Các khám phá của nghiên cứu này đã gợi mở những hàm ý quản trị với việc tập trung vào QTRRDN và cấu trúc CNTT để tăng cường lợi thế cạnh tranh và thành quả hoạt động của doanh nghiệp. <br><br> <strong>Abstract </strong><br>
In the fluctuation and uncertainty of the business environment, especially with the global crisis caused by the COVID-19 pandemic, Enterprise risk management (ERM) has become increasingly significant for survival and growth of enterprises. However, empirical research on ERM and firm performance in information technology (IT) context has not been thoroughly studied. This study focuses on investigating a path model of ERM, IT structure, competitive advantage, and firm performance in Vietnam. Data is collected from 186 enterprises. Through PLS analysis, the findings show that both ERM and IT structure have significant positive impacts on firm’s competitive advantage. In turn, competitive advantage is an important factor for the performance of enterprises. The findings have suggested corporate governance implications regarding to focus on ERM and IT structures to enhance competitive advantage and firm performance.
Download
Nhìn lại hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước so với các loại doanh nghiệp khác
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết tập trung phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước so với các loại hình doanh nghiệp khác (doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) qua một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả tài chính. Mục tiêu nghiên cứu là xác định vai trò, vị trí của các khu vực kinh tế, loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước dựa trên các tiêu chí đóng góp GDP và hiệu quả hoạt động. Kết quả phân tích sẽ đưa ra những điểm mạnh và các hạn chế của từng khu vực doanh nghiệp, từ đó đề xuất một số gợi ý mang tính giải pháp nhằm tái cấu trúc lại doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động. Số liệu sử dụng trong bài viết là số liệu thứ cấp từ Niên giám thống kê VN 2000-2012 và kết quả Tổng điều tra doanh nghiệp từ năm 2006-2009 của Tổng cục Thống kê. Phương pháp phân tích là mô tả thống kê và so sánh các chỉ số hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả tài chính.
Download
Tác động của đa dạng hóa nguồn tài trợ tới rủi ro: Vai trò trung gian của đa dạng hóa đầu tư tài sản
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này tiếp cận đa dạng hóa ở một góc độ mới là đa dạng hóa nguồn tài trợ và đa dạng hóa đầu tư tài sản. Trong đó, đa dạng hóa nguồn tài trợ bao gồm đa dạng hóa nguồn tài trợ vốn chủ sở hữu và đa dạng hóa nguồn tài trợ nợ. Đa dạng hóa đầu tư tài sản cũng bao gồm hai loại là đa dạng hóa đầu tư ngành có liên quan và đa dạng hóa đầu tư ngành không liên quan. Nghiên cứu đã đề xuất biến số đa dạng hóa đầu tư tài sản đóng vai trò trung gian trong mối liên hệ giữa đa dạng hóa nguồn tài trợ và rủi ro. Cụ thể, đa dạng hóa nguồn tài trợ vốn chủ sở hữu tác động tới rủi ro thông qua biến số trung gian là đa dạng hóa đầu tư tài sản ngành không liên quan và đa dạng hóa nguồn tài trợ nợ tác động tới rủi ro thông qua biến số đa dạng hóa đầu tư tài sản ngành có liên quan. Dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu bảng cân đối được thu thập từ các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ 2008 tới 2015, gồm 470 doanh nghiệp với 3760 quan sát. Sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính tổng quát GSEM, nghiên cứu đã nhận thấy đa dạng hóa đầu tư tài sản đã đóng vai trò trung gian tác động trên thực nghiệm. Cụ thể, cả hai biến đa dạng hóa đầu tư tài sản ngành có liên quan và không liên quan đều góp phần làm tăng tổng mức tác động biên tới rủi ro từ hai biến thuộc về đa dạng hóa nguồn tài trợ.
Download
Quản trị doanh nghiệp, chất lượng báo cáo tài chính và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp: Phân tích mối quan hệ trung gian
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này phân tích mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp (CG) và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (FP) của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá vai trò trung gian của chất lượng báo cáo tài chính (FRQ). Dữ liệu được thu thập từ 599 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ 2019 đến 2023. Phân tích được thực hiện bằng phần mềm Stata/MP 17 với mô hình dữ liệu bảng. Để kiểm định vai trò trung gian của FRQ, nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định Sobel nhằm xác định mức độ ảnh hưởng gián tiếp của CG đến FP thông qua FRQ. Kết quả cho thấy CG có tác động tích cực đến FP. Bên cạnh đó, FRQ đóng vai trò trung gian một phần, cho thấy CG không chỉ ảnh hưởng trực tiếp mà còn gián tiếp nâng cao FP thông qua việc cải thiện FRQ. Những phát hiện này góp phần mở rộng lý thuyết CG trong bối cảnh thị trường mới nổi như Việt Nam và khẳng định tầm quan trọng của FRQ như một kênh truyền dẫn hiệu quả trong CG. Hàm ý, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo cũng được trao đổi. <br> <br> ABSTRACT <br>
This study investigates the relationship between corporate governance (CG) and firm performance (FP), while also examining the mediating role of financial reporting quality (FRQ). The dataset consists of 599 non-financial firms listed on the Vietnamese stock market from 2019 to 2023. The analysis is conducted using panel data techniques in Stata/MP 17. To assess the mediating effect of FRQ, the study employs the Sobel test to determine the extent to which CG indirectly influences FP through FRQ. The empirical results indicate that CG has a positive impact on FP. Additionally, FRQ is found to partially mediate this relationship, suggesting that CG enhances FP not only directly but also indirectly by improving the FRQ. Based on these findings, the research contributes to the literature on CG in emerging markets such as Vietnam, and underscores the critical role of FRQ as an effective transmission channel in CG. Managerial implications, limitations, and future research are also discussed.
|